17/05/2019
Học tài chính ngân hàng làm gì? Ngoài ngân hàng có rất nhiều công ty, tổ chức kinh tế và đơn vị nhà nước sẵn sàng tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tài chính ngân hàng.
Tài chính ngân hàng là ngành luôn đứng đầu trong top những ngành có lương thưởng cao. Ngay cả khi thị trường tài chính khủng hoảng thì mức lương của nhân viên ngành này vẫn giữ ở mức ổn định và cao hơn nhiều ngành nghề khác.
Nhân viên ngân hàng ACB
Không chỉ lương cao mà sinh viên học tài chính ngân hàng còn được dạy đa dạng kiến thức về tài chính khiến cho cơ hội nghề nghiệp còn mở rộng sang các những lĩnh vực khác không chỉ riêng ngân hàng.
Tài chính ngân hàng là ngành rất rộng, liên quan đến lĩnh vực tài chính tiền tệ nói chung chứ không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ các ngân hàng.
Bởi vậy các bạn sinh viên khi đăng ký học chuyên ngành này sẽ được học các kiến thức về:
- Nghiệp vụ ngân hàng
- Phân tích tài chính doanh nghiệp, tài chính quốc tế
- Thuế
- Bảo hiểm
- Kế toán, kiểm toán
- Thị trường chứng khoán
- Thị trường vốn, mua bán sáp nhập doanh nghiệp
- Thẩm định dự án đầu tư
Đây là những kiến thức tài chính ảnh hưởng tới cả kinh tế vi mô, vĩ mô mà tất cả các doanh nghiệp dù lớn nhỏ hay ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần đến.
Khoa tài chính ngân hàng của các trường cao đẳng, đại học thường gồm nhiều chuyên ngành khác nhau cho sinh viên lựa chọn.
Bên cạnh các kiến thức tổng quan của tài chính, mỗi chuyên ngành sẽ được học chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định.
Ví dụ như trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân: trong khoa tài chính ngân hàng sinh viên sẽ được đăng ký vào các chuyên ngành khác nhau. Đôi khi các chuyên ngành này lại có điểm đầu vào khác nhau:
- Tài chính công: thuế, quản lý tài chính nhà nước
- Tài chính doanh nghiệp: học chuyên sâu về phân tích tài chính doanh nghiệp
- Ngân hàng: học chuyên sâu về các nghiệp vụ ngân hàng
- Thị trường chứng khoán: học chuyên sâu về các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán.
Chính vì tài chính ngân hàng được dạy rất đa dạng các kiến thức về tài chính nên sinh viên sau khi ra trường sẽ làm được rất nhiều vị trí công việc khác nhau.
Các chuyên gia nhân lực đánh giá tài chính là huyết mạch của nền kinh tế, đảm bảo cho sự vận mạnh và phát triển của cả nền kinh tế. Bởi vậy dù kinh tế phát triển hưng thịnh hay gặp khủng hoảng thì nhu cầu việc làm trong ngành này vẫn rất lớn.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tài chính ngân hàng có thể làm công việc tại những vị trí sau:
- Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân (quan hệ khách hàng cá nhân): bao gồm các nghiệp vụ huy động và tín dụng....làm việc trong các ngân hàng trong và ngoài nước, các tổ chức tính dụng, công ty tài chính
- Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp: làm việc liên quan tới hoạt động tiền gửi, cho vay, bảo lãnh...của doanh nghiệp
- Chuyên viên thẻ: đảm nhiệm các công việc liên quan tới việc phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng
- Chuyên viên phát triển sản phẩm: nghiên cứu, phát triển ra những sản phẩm ngân hàng, sản phẩm tài chính mới
- Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp: làm việc tài phòng tài chính hoặc phòng đầu tư của doanh nghiệp.
- Nhân viên môi giới chứng khoán: làm việc tài các sàn giao dịch chứng khoán
- Chuyên viên thẩm định: thẩm định khách hàng vay vốn tại doanh nghiệp
- Chuyên viên quản trị rủi ro: tính toán, dự đoán, dự phòng rủi ro cho các hoạt động ngân hàng, doanh nghiệp, công ty chứng khoán, bảo hiểm....
- Chuyên viên thanh toán quốc tế: làm việc tại các công ty xuất nhập khẩu doanh nghiệp, phòng thanh toán quốc tế của ngân hàng...
- Giảng viên: nếu bạn tốt nghiệp loại khá hoặc tốt có thể thi làm giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học
Ngoài ra còn có rất nhiều vị trí mà các đơn vị tuyển dụng ưu tiên sinh viên tốt nghiệp tài chính ngân hàng như: kế toán, kiểm toán, chuyên viên kinh doanh tiền tệ, chuyên viên tài trợ thương mại, chuyên viên định giá tài sản.....
Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi "Học tài chính ngân hàng làm gì?" và hình dung được phần nào vị trí công việc của mình sẽ đảm nhiệm sau khi cầm trên tay tấm bằng đại học hoặc cao đẳng tài chính ngân hàng.
Tuy nhiên chắc hẳn vẫn còn nhiều bạn thắc mắc vậy thì với những vị trí như trên thì nên nộp đơn vào những công ty nào. Dưới đây là danh sách các công ty bạn có thể ứng tuyển cho những vị trí công việc như trên:
Việt Nam hiện có gần 100 ngân hàng bao gồm cả ngân hàng nước ngoài và ngân hàng Việt Nam đang hoạt động:
- Ngân hàng Việt Nam: ACB, BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank, Techcombank, MB, TPBank, VIB, HDBank, VPBank, SHB...
- Ngân hàng nước ngoài: Shinhan Bank, HSBC, ANZ, WOORI Bank, Standart charter, Hongleong...
- Ngân hàng liên doanh: INDOVINA Bank, NH liên doanh Việt Nga
Công ty cổ phần chứng khoán (CTCPCK) Á Âu, CTCP chứng khoán An Bình, CTCPCK SSI, CTCPCK Thăng Long, CTCPCK Bảo Việt, CTCPCK Thủ Đô, CTCPCK Đại Việt, CTCPCK FPT, CTCPCK FLC, CTCPCK Golden Bridge Việt Nam, CTCPCK Hòa Bình....
Công ty bảo hiểm Manulife, Prudential, Bảo Việt, Daichi, AIA, Hanwha Life, Generali, Cathay, MB Ageas Life, BIDV Metlife, FWD Việt Nam...
Sinh viên tốt nghiệp tài chính ngân hàng tại những trường top đầu hoặc được đào tạo bài bản luôn có cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia nhân lực thì chỉ một số vị trí là có nhu cầu nhân lực lớn. Các bạn sinh viên đang hoặc sắp ra trường có thể tham khảo những vị trí sau:
Vị trí này đòi hỏi kiến thức sâu và rộng về lĩnh vực tài chính, thẩm định dự án đầu tư....Tất cả các công ty lớn hoặc các công ty đa quốc gia luôn rất trọng dụng nhân lực ở vị trí này. Và tất nhiên mức lương bạn nhận được sẽ rất xứng đang với năng lực của bạn.
Để làm được công việc này bạn sẽ phải học thêm chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán do Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp.
Ngoài ra với nghề môi giới đòi hỏi những bạn sinh viên không chỉ giỏi kiến thức mà phải có đầu óc nhạy bén, có khả năng dự đoán phân tích tài chính tốt. Những người làm nghề này nếu giỏi thường có mức thu nhập rất cao so với mức thu nhập chung trong ngành tài chính.
Vị trí này luôn được các ngân hàng đặc biệt quan tâm và có cơ hội thăng tiến lên những vị trí cao hơn như trưởng phòng tín dụng hoặc Giám đốc phòng giao dịch, Giám Đốc Chi nhánh.
Vị trí thường được các ngân hàng đào tạo tổng thể tất cả kiến thức sản phẩm trong ngành ngân hàng, bảo hiểm. Ở vị trí này đòi hỏi bạn sẽ phải mở rộng mối quan hệ, thường xuyên gặp gỡ khách hàng để phát triển dư nợ tín dụng cho ngân hàng.
Đây cũng là vị trí nhân sự được các ngân hàng tuyển dụng nhiều nhất trên toàn hệ thống.
Giao dịch viên chủ yếu là công việc cho các bạn nữ giới. Đây được coi là bộ mặt ngân hàng, thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nhất.
Giao dịch viên ngồi trực tiếp tại quầy giao dịch và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, gửi, rút tiền cho khách hàng.
Vị trí này có thể phát triển lên các vị trí cao hơn như kiểm soát viên, trưởng bộ phận giao dịch....
Các vị trí cho ngành tài chính ngân hàng thường được đăng tuyển trực tiếp trên các website của ngân hàng, công ty chứng khoán hoặc các doanh nghiệp.
Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian bạn có thể vào các trang tuyển dụng uy tín, hoặc các trang thông tin tổng hợp dành riêng cho các bạn chuyên ngành này để biết các vị trí đang tuyển dụng:
- Banker.vn
- Ub.com.vn
- Vietnamwork.com
- Careerbuilder.vn
Bạn đang có nhu cầu mở thẻ tín dụng?
Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!
Chủ đề được quan tâm
15/09/2020
Logo kỷ niệm 100 năm thành lập được trang trí khắp xe sẽ là điểm nhấn làm nên sự khác biệt cho chiếc Mazda 3 và MX-5 phiên bản giới hạn lần này.
11/09/2020
Không cần di chuyển tới showroom, người mua xe tại Philippines có thể ở nhà và viếng thăm bất cứ đại lý nào của Toyota chỉ với vài cú click chuột.
09/09/2020
Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, hãng xe MG Philippines có sáng kiến hỗ trợ khách hàng kiểm tra xe ô tô tại nhà thông qua cuộc gọi video.