15/10/2019
Nợ xấu (nợ khó đòi) là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng thanh toán nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của người cho vay. Khách hàng nếu rơi vào nhóm xấu (theo phân loại trên CIC) sẽ gặp khó khăn khi vay nợ ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.
Trên hệ thống CIC (Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam), khách hàng đi vay sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm nợ sau đây:
Mở thẻ tín dụng nhận quà chào mừng 1.1 triệu đồng
Đối với các khách hàng được xếp hạng vào nhóm 3,4,5 sẽ rất khó để đi vay ngân hàng hoặc các tổ chức khác. Trên thực tế thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng vay vốn trên hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên toàn quốc sẽ được hệ thống dữ liệu ghi nhớ trong vòng 3 – 5 năm kể từ thời điểm người đi vay trả đầy đủ gốc và lãi.
Với một số ngân hàng và tổ chức tín dụng có hệ thống kiểm soát rủi ro chặt chẽ, đặc biệt là các ngân hàng có vốn nước ngoài hoặc chi nhánh các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, khách hàng đã rơi vào nhóm nợ xấu thì có thể không bao giờ được xét duyệt khoản vay với bất kì hình thức nào.
Điều này còn ảnh hưởng với những cá nhân có cùng địa chỉ và chung sổ hộ khẩu với khách hàng thuộc nhóm nợ xấu. Ví như vợ chồng bạn cần vay vốn mua nhà, tuy nhiên anh chồng không may có trong danh sách nợ xấu nhóm 3, việc vay vốn sẽ trở nên khó khăn, thậm chí sẽ không được ngân hàng chấp nhận cho vay. Vì vậy, khách hàng đi vay cần lưu ý điều này để tránh rủi tro rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này
Khách hàng nếu rơi vào nhóm xấu sẽ gặp khó khăn khi vay nợ ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.
Hiện thông tin nợ xấu bao gồm: khoản nợ trong quá khứ và các khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được truy xuất trên 2 trung tâm tín dụng:
Nếu như trước kia ngân hàng hay tổ chức tín dụng chủ yếu sử dụng CIC để tra cứu thông tin nợ xấu. Hiện nay các ngân hàng đều sử dụng song song cả CIC và PCB để tra cứu thông tin tín dụng của khách hàng vay vốn.
Hệ thống CIC được quản lý bởi Trung tâm Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nên có tính bảo mật rất cao. Bạn không thể tra cứu thông tin CIC trực tuyến nếu không phải là nhân viên ngân hàng/tổ chức tín dụng. Vì vậy, bạn chỉ có thể kiểm tra thông tin tín dụng của bản thân bằng cách đem CMND trực tiếp lại đia chỉ:
Trung tâm thông tin tín dụng Quốc Gia
Hội sở: số 10 Quang Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam.
Chi nhánh TP.HCM: Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Làm việc với các ngân hàng bạn đã vay để tổng hợp và thanh toán toàn bộ các khoản nợ (gốc + lãi). Bạn cần lưu trữ lại chứng từ ghi rõ thời gian thanh toán.
Theo quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà Nước thì các khoản nợ quá hạn có giá trị dưới 10 triệu đồng nếu như được tất toán thì sẽ không bị lưu lại lịch sử nợ xấu
Các khoản nợ xấu trên 10 triệu đồng thì lịch sử nợ xấu sẽ được lưu trữ trên hệ thống tín nhất là 5 năm.
Cách duy nhất để bạn xóa thông tin nợ xấu của mình đó là nhanh chóng thanh toán toàn bộ số tiền còn nợ cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Thông thường thông tin nợ xấu của khách hàng sẽ được cập nhật hàng tháng. Tuy nhiên để đảm bảo ngân hàng nắm được thông tin bạn đã thanh toán thì bạn có thể yêu cầu ngân hàng ra văn bản xác nhận về việc bạn đã trả hết các khoản còn nợ này.
Một số ngân hàng cho phép khách hàng vay trả lại sau 12 tháng tất toán nợ xấu nếu như lý do chậm trả hợp lý và tình hình tài chính của khách hàng hiện tại tốt. Tuy nhiên vẫn có nhiều ngân hàng từ chối cho khách hàng có nợ xấu vay vốn và đợi ít nhất 5 năm sau mới xem xét cho phép vay các khoản vay mới.
Lời khuyên để tránh rơi vào nợ xấu
Trước khi đi vay tại ngân hàng hoặc các công ty tài chính, khách hàng nên tự đánh giá khả năng và phương án trả nợ thiết thực, tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nếu chẳng may có biến cố bất ngờ xảy ra.
Khi nhận được vốn vay, bạn nên lên kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả đúng với mục đích nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, mang về lợi nhuận cho cá nhân/doanh nghiệp.
Nâng cao ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay và thời gian trả nợ. Nhiều chủ doanh nghiệp/cá nhân có đủ khả năng tài chính nhưng lại chần chừ không trả nợ cho ngân hàng với tư tưởng đóng trễ vài ngày không thành vấn đề. Tuy nhiên, theo quy định chặt chẽ của hệ thống ngân hàng hiện nay, chỉ cần đóng trễ một ngày, khoản nợ của khách hàng đã bị xếp vào nợ quá hạn.
Lưu ý ngày thanh toán trên hợp đồng. Thông thường, ngày thành toán trên hợp đồng tín dụng là ngày ngân hàng/công ty tín dụng nhận được tiền thanh toán. Nhiều khách hàng thường nhầm lẫn ngày thanh toán là ngày họ đi đóng tiền tại ngân hàng. Vì vậy, dẫn đến trường hợp khách hàng có khoản nợ tại công ty tín dụng đến ngân hàng chuyển khoản thanh toán nhưng lại rơi vào cuối tuần . Đồng nghĩa với việc tài khoản công ty đó chỉ nhận được tiền thanh toán khoản vay vào ngày làm việc tiếp theo. Như vậy, khoản nợ của khách hàng cũng đã bị xếp vào nợ quá hạn.
Trong trường hợp bạn không may mất nguồn thu nhập và không thể trả nợ đúng như cam kết thì hãy liên hệ với nhân viên ngân hàng để thảo luận và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất. Đừng chạy trốn ngân hàng bằng cách chấm dứt liên lạc vì ngân hàng có thể kiện bạn ra tòa để giải quyết khoản vay.
Giải đáp và tư vấn miễn phí cùng chuyên gia
Bạn đang có nhu cầu vay mua nhà/xe/ vay tín chấp trả góp? Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!
15/09/2020
11/09/2020
09/09/2020