0243 782 2888 support@topbank.vn

CIC là gì? Làm thế nào để xóa nợ xấu trên CIC?

09/12/2019

Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ CIC là gì? Cách thức hoạt động của CIC và hướng dẫn phương thức xóa nợ xấu trên CIC cụ thể, chi tiết. 

 

 

Được thành lập từ hơn 10 năm trước tại Việt Nam, CIC đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các ngân hàng tránh được các rủi ro trong việc cho vay góp phần làm cho hệ thống ngân hàng có thể hoạt động vững chắc hơn. Tuy nhiên, hiện nay khá đông trong số chúng ta lại chưa thực sự biết CIC là gì, cách thức tổ chức hoạt động CIC như thế nào, làm thế nào để kiểm tra nợ xấu CIC thì thông qua bài viết này Topbank.vn sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức hữu ích nhất về vấn đề này.

 

1. CIC là gì?

 

CIC là gì? Đây đang là một thuật ngữ được quan tâm đặc biệt trên thị trường tài chính ngân hàng hiện nay. CIC ( Credit Information  Center) hay chính là Trung tâm Thông tin Tín dụng – một tổ chức thuộc sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với chức năng thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý và đưa ra các dự báo về tình hình tài chính trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ cho quá trình quản lý của Ngân hàng Nhà nước có thể được hiệu quả và chính xác hơn.

 

 

cic là gì- ảnh minh họa

Cic là gì - ảnh minh họa

 

CIC sẽ thực hiện chức năng thu thập thông tin về khoản vay, tên người vay, và quá trình thanh toán khoản vay đó từ các ngân hàng. Đây được xem như nguồn dữ liệu đầu vào để thực hiện CIC kiểm tra và thực hiện các chức năng phân tích và đưa ra báo cáo. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ dựa trên các thông tin này để đưa ra các quyết định về mức cho vay, lãi suất cho vay hoặc có thể không cho vay để quản lý rủi ro đảm bảo khả năng tài chính cho tổ chức của mình.

 

2. Tổ chức CIC hoạt động như thế nào?

 

Hệ thống CIC hoạt động dự trên thông tin được các ngân hàng cung cấp. Các ngân hàng sẽ cung cấp cho CIC thông tin liên quan đến các hoạt động tín dụng của khách hàng. Các thông này này gồm có:

 

  • Tên khách hàng, số CMND
  • Số tiền mà khách hàng đang nợ
  • Mục đích vay nợ của khách hàng 
  • Ngân hàng cho vay vốn
  • Thời gian vay
  • Phương thức và cách trả nợ
  • Tình trạng nợ của khách hàng
  • Tài sản thế chấp tại ngân hàng

 

Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân/doanh nghiệp. Sau khi cấp xét tín dụng cho bạn thì ngân hàng sẽ truy cập vào hệ thống CIC và kiểm tra thông tin của bạn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là có cho bạn vay nợ hay không.

 

Nói cách khác CIC là hoạt động như một cuốn sổ đen, ghi chép các cá nhân, doanh nghiệp có nợ xấu đối với phía ngân hàng, và là kho thông tin để ngân hàng truy xuất khi quyết định cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào nó vay vốn, vì thế nếu bạn có mặt trong danh sách đen này thì khả năng bạn đi vay nợ ngân hàng là rất thấp nhé.

 

3. Phân loại khách hàng trên CIC?

 

Hiểu và biết được “CIC là gì”, song hơn cả đó là việc phân loại nhóm khách hàng trên CIC đang là vấn để cần chú ý hơn cả.

 

CIC được hoạt động dựa trên việc cập nhật thông tin từ các ngân hàng gửi về tạo nên hồ sơ dữ liệu và được lưu trữ lại. Tại đây mỗi người khi tham gia vào quá trình vay nợ của các ngân hàng đều sẽ được CIC phân loại vào một trong 5 nhóm sau đây:

 

Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%).
 

Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
 

Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
 

Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
 

Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)

 

Dựa trên việc sắp xếp khách hàng vào các nhóm này mà CIC có thể xác định khách hàng nào đang ở trong nhóm nào, dựa theo các thông tin này mà các chuyên viên từ các ngân hàng có thể thẩm định và đánh giá một cách cụ thể và xác thực để xác định khả năng cấp tín dụng cho khách hàng.

 

phân loại các nhóm khách hàng trên cic

Phân loại các nhóm khách hàng trên cic

 

4. Kiểm tra CIC bằng cách nào?

 

Để có thể kiểm tra CIC về tình hình tín dụng của cá nhân mình, mỗi người có thể thực hiện thao tác tra cứu tại ngân hàng nhà nước bằng cách mang CMND đến 1 trong 3 địa chỉ sau để tra cứu thông tin:

 

- Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước: Số 10 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

- Công ty cổ phân thông tin tín dụng Việt Nam: Có 2 địa chỉ:

  • Phòng 1303B, Tòa nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ,Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hoặc bạn cũng có thể tra cứu online trên các trang web chính thức của CIC. Để tra cứu online, bạn cần có tài khoản tra cứu trên hệ thống. Bạn có teher đăng ký theo hướng dẫn sau đây:

 

  • Bước 1: Truy cập trang web http://cic.gov.vn
  • Bước 2: Chọn trang thông tin khách hàng vay
  • Bước 3: Chọn đăng ký tài khoản
  • Bước 4: Điền đầy đủ thông tin cá nhân theo biểu mẫu có sẵn
  • Bước 5: Tạo mật khẩu đăng nhập và xác nhận thông tin đăng ký CIC

 

Sau khi đã có tài khoản trên hệ thống thông tin tín dụng CIC, bạn có thể đăng nhập và tra cứu thông tin lịch sử tín dụng của mình vô cùng nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên, việc tra cứu online có thể sẽ mất phí. Tùy từng gói tra cứu mà bạn lựa chọn.

 

5. Vai trò CIC đối với việc phân loại khách hàng?

 

Vai trò CIC trong việc xếp loại khách hàng đều dựa trên các tiêu chí hoàn toàn khách quan và minh bạch, cung cấp các thông tin hữu ích cho các ngân hàng. Những khách hàng được CIC xếp vào nhóm 3 hay còn gọi là nhóm nợ xấu sẽ bị xem xét về khả năng được cho vay.

 

Ở đây ta đã nhắc về thuật ngữ nợ xấu. Nợ xấu có thể hiểu là những khoản nợ khó đòi, là những khoản nợ đáo hạn muộn hoặc thậm chí không có khả năng đáo hạn. Việc CIC kiểm soát các khoản nợ này sẽ là thông tin cho các ngân hàng, đồng thời cung cấp dữ liệu phụ vụ cho sự quản lý của ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với thị trường ngân hàng - tài chính.

 

Những khách hàng đã được xếp vào nhóm 1 là những khách hàng có khả năng được các ngân hàng tiếp tục cho vay cao nhất. Những khách hàng đã được xếp vào nhóm 2 là nhóm khách hàng sẽ được cân nhắc, còn những khách hàng đã được xếp vào nhóm 3, 4,5 thì khả năng được cho vay tín chấp là rất thấp, thậm cho những khách hàng 4,5 sẽ không được tiếp tục cho vay tại ngân hàng nữa.

 

>>> Xem thêm: Lời khuyên giúp bạn tránh rơi vào nhóm tín dụng xấu?

 

6. Cách xóa nợ xấu trên CIC

 

Xóa nợ xấu trên CIC gần như là một điều khó có thể thực hiện vì dù trải qua một thời gian rất lâu nhưng những thông tin về khách hàng vẫn còn đang được lưu trữ thì vẫn là các căn cứ để các ngân hàng ra quyết định cho vay hay không. Như vậy thì việc rơi vào nhóm nợ xấu trên CIC là một trở ngại rất lớn để có thể tiếp tục nhận được các khoản vay khác từ ngân hàng. Vậy phải làm sao để không rơi vào nhóm nợ xấu này thì các bạn có thể lưu ý một số vấn đề như sau:

 

những cách xóa nợ xấu cic

Cách xóa nợ xấu cic

 

Thứ nhất, trước khi quyết định đi vay, các bạn cần cân nhắc về khoản vay, mức lãi suất, thời gian phải trả khoản vay đó. Để có cái nhìn thật toàn diện bạn nên có sự đánh giá và so sánh giữa các ngân hàng để có thể đưa ra một quyết định hợp lý nhất.

 

Thứ hai, đánh giá tình hình tài chính cá nhân trước khi quyết định đi vay. Nếu đó là khoản vay phải trả hàng tháng hoặc theo định ký thì bạn nên cân đối với thu nhập cá nhân để không quá 50% thu nhập.

 

Thứ ba, theo dõi lịch sử đi vay của bản thân mình, nếu đã từng quá hạn vay thì việc xếp loại vào nhóm nợ xấu CIC là rất có khả năng.

 

Có thể thấy vai trò của CIC đối với hoạt động duy trì tính ổn định, hạn chế rủi ro cho các ngân hàng là vô quan trọng. Nhưng đồng thời nó cũng đặt ra một khuôn tắc và một giới hạn đối với những người đi vay có được những khoản vay từ ngân hàng nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Song có thể thấy thông qua một cách thức gían tiếp nào đó CIC đã thúc đẩy mỗi khách hàng để họ phải sử dụng các khoản vay một cách hiệu quả. Từ đó, những khách hàng này sẽ không rơi vào nhóm nợ xấu CIC và có thể tiếp tục nhận được các thông báo tích cực từ các ngân hàng khi muốn nhận được tổ chức tài chính này cấp tín dụng.

 

>>> Xem thêm: CIC là gì? Lời khuyên nào để tránh rơi vào nhóm tín dụng xấu?

 

Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích nhất để các bạn đã có thể hiểu về CIC là gì, cách thức hoạt động cũng như các kiến thức hữu ích về nợ xấu.

 

Mọi thắc mắc về cách thức phân loại nhóm nợ xấu trên CIC cũng như việc kiểm tra CIC, khách hàng vui lòng liên hệ với Topbank.vn qua hotline  (024) 3 7822 888 để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí.

Tin tức tài chính

Tư vấn khoản vay

Bạn đang có nhu cầu vay mua nhà/xe/ vay tín chấp trả góp? Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!

Bài viết được quan tâm

Chủ đề được quan tâm

Lãi suất ngân hàng

Ngân hàng tiêu biểu

Bài viết liên quan

Chat với Topbank.vn