0243 782 2888 support@topbank.vn

'Dẹp loạn' tín dụng đen thế nào?

15/12/2018

Các chuyên gia khẳng định, để ngăn chặn tín dụng đen, việc đầu tiên cần làm là tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận các nguồn tín dụng hợp pháp.

“Tín dụng đen” dễ tiếp cận hơn ngân hàng. Hoạt động của các đối tượng “tín dụng đen” tinh vi, núp bóng hoạt động hợp pháp, trong khi quy định pháp luật còn lỗ hổng, đó là những lý do chính khiến “tín dụng đen” có cơ hội hoành hành, ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội.

 

Theo thống kê, hiện TP HCM có hơn 2.200 điểm giao dịch của các ngân hàng, tổ chức tín dụng phủ khắp 24 quận, huyện của thành phố. Tại Đồng Nai, cũng có 39 ngân hàng với 53 chi nhánh và 230 phòng giao dịch, 36 quỹ tín dụng nhân dân có thể đáp ứng được nhu cầu tiếp cận nguồn vốn của người dân. Tương tự là hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng đều đã có mặt ở khắp các địa phương trong cả nước.

 

Nhưng thực tế cho thấy, sở dĩ “tín dụng đen” có “đất sống” là vì người dân không thể vay ngân hàng khi không có tài sản thế chấp, không chứng minh được thu nhập. Còn ngân hàng, để đảm bảo an toàn cho mình cũng tạo ra những rào cản khiến nhóm đối tượng có thu nhập thấp rất khó có khả năng vay được tiền.

 

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết, sẽ yêu cầu các ngân hàng, tổ chức tín dụng mở rộng các hoạt động cho vay tiêu dùng đến các đối tượng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi “tín dụng đen”: “Chúng tôi yêu cầu các tổ chức tín dụng phải đưa ra nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng hơn nữa, đặc biệt, trong cho vay tiêu dùng phải lưu ý đến 2 đối tượng là bà con nông dân và bà con tiểu thương, từ đó hạn chế bà con phải đi vay bên ngoài với lãi suất cao”.

 

Có thể bạn quan tâm: Tín dụng đen là gì? Làm thế nào để không sập bẫy tín dụng đen

 

tín dụng đen phổ biến hiện nay

 

“Tín dụng đen” có “đất sống” là vì người dân không thể vay ngân hàng khi không có tài sản thế chấp, không chứng minh được thu nhập. Ảnh minh hoạ: KT.

 

Dù vậy, theo Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Lê Đạt Chí, thực tế là người dân đang rất khó tiếp cận nguồn tín dụng từ ngân hàng. Tiến sĩ Lê Đạt Chí lấy ví dụ Ngân hàng Chính sách xã hội được cho là một định chế được thành lập để hỗ trợ tài chính cho người nghèo và các đối tượng chính sách - vốn là những đối tượng thường không đáp ứng được các yêu cầu vay vốn của các ngân hàng thương mại. Song ngay cả ngân hàng này vẫn có quá nhiều thủ tục nên gây rào cản cho người dân có thể tiếp cận, chẳng hạn như yêu cầu phải có hộ khẩu sẽ rất khó khăn cho những lao động nhập cư. Do đó, câu hỏi giải pháp nào để người dân dễ tiếp cận tín dụng chỉ mang vấn đề kỹ thuật của những người điều hành.

 

“Chúng ta đưa ra giải pháp là thành lập một định chế, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng hơn. Chúng ta thực hiện bằng cách đa dạng hóa nguồn vốn vay và giảm thiểu số tiền vay nợ. Nếu vậy thì chúng ta không cần thiết phải có những rào cản lớn trong vấn đề điều kiện của người dân tiếp cận nguồn tín dụng này. Bởi vì suy cho cùng họ cũng ở trong nền kinh tế này”, Tiến sĩ Lê Đạt Chí nói.

 

tín dụng đen khiến nhiều người hoang mang

 

Tín dụng đen "hoành hành" tại nhiều khu vực 

 

Bên cạnh giải pháp về chính sách tín dụng, thì việc xử lý các đối tượng, băng nhóm hoạt động "tín dụng đen" cũng không thể không nhắc tới.

 

Như đã đề cập, các đối tượng "tín dụng đen" có hoạt động tinh vi, núp bóng các hình thức kinh doanh hợp pháp như công ty tài chính, tiệm cầm đồ… giao dịch cho vay trái pháp luật cũng được ngụy trang bằng các thỏa thuận, hợp đồng dân sự nên rất khó khăn cho lực lượng chức năng khi xử lý. Bên cạnh đó, hàng loạt các lỗ hổng pháp lý lộ ra khi ngành chức năng vào cuộc như việc xác định việc tính lãi suất cao được coi là tranh chấp dân sự do tòa án giải quyết, hay việc xác định vi phạm lãi suất chỉ áp dụng với tổ chức chứ không áp dụng đối với cá nhân…

 

Tuy nhiên, theo Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh, trong lúc chờ cơ quan có thẩm quyền sửa luật để lấp đầy các kẽ hở pháp lý, thì sẽ có biện pháp mạnh tay, nhất là với hành vi có thể được xác định là cố ý hủy hoại tài sản, qua đó tăng tính răn đe.

 

“Chọi đá, tạt sơn, tạt chất bẩn vào con nợ, thậm chí là một số trường hợp chỉ là thân nhân hoặc người quen biết chứ không có nghĩa vụ trả nợ. Mong rằng các hội đồng định giá trong hoạt động tố tụng hỗ trợ công an, trong những trường hợp như vậy, thì định giá thiệt hại đã tô tường sửa nhà chắc chắn là cấu thành tội hủy hoại tài sản. Từ đó chúng ta xử lý rốt ráo hơn”, Thiếu tướng Phan Anh Minh đề nghị.

 

Có thể khẳng định, hoạt động “tín dụng đen” đã và có thể sẽ tiếp tục gây ra nhiều hệ lụy xấu cho đời sống xã hội nếu không sớm được chặn đứng. Do đó, đòi hỏi cấp bách hiện nay đối với ngành chức năng là sớm đưa ra các giải pháp căn cơ, từ vấn đề điều chỉnh chính sách một cách phù hợp cho tới lấp đầy các lỗ hổng pháp lý, mạnh tay xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật. Có như vậy, mới tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nguồn tin dụng sạch để từ đó xây dựng, phát triển đời sống kinh tế, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

 

 

Theo Vnexpress

Tư vấn gói sản phẩm

Bạn đang có nhu cầu mở thẻ tín dụng?
Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!

Bài viết được quan tâm

Chủ đề được quan tâm

Lãi suất ngân hàng

Ngân hàng tiêu biểu

Bài viết liên quan

Nên hợp thức hoá tín dụng đen?

Nên hợp thức hoá tín dụng đen?

23/08/2018

 Đề xuất trên được ông Nguyễn Kim Hùng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cấu trúc Doanh nghiệp Việt (VERCO) đưa ra trong Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (ViEF) 2018. Đề xuất này đã nhận được sự đồng tình của một số chuyên gia trên thế giới.

Tín dụng đen là gì? Làm gì để tránh sập bẫy tín dụng đen?

Tín dụng đen là gì? Làm gì để tránh sập bẫy tín dụng đen?

14/06/2018

Tín dụng đen là hình thức vay không chính thống, nằm ngoài sự quản lý của pháp luật và chứa nhiều rủi ro, nguy hiểm nhưng vẫn tồn tại và khá phổ biến. 

Những người muốn chết vì vướng…“ác mộng” tín dụng đen

Những người muốn chết vì vướng…“ác mộng” tín dụng đen

22/12/2016

Mẹ ruột Đàm Vĩnh Hưng chỉ là một trong số rất nhiều người đã và đang dính vào giang hồ cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê. Dính vào những con đỉa “hút máu” người này, khi đó, họ thực sự cùng cực, sống dở, chết dở…

Chat với Topbank.vn