31/05/2019
Mã QR đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường thanh toán tại Châu Á. Và tại Châu Âu, các công ty thanh toán cũng đang phát triển song song QR với các hình thức thanh toán không tiếp xúc NFC
Khi nhiều quốc gia đặt mục tiêu chuyển đổi hoàn toàn sang nền kinh tế số thì càng thúc đẩy quá trình thanh toán không dùng tiền mặt.
Thanh toán bằng mã QR phát triển mạnh nhất tại Trung Quốc
Đối với các thị trường phát triển, họ sẽ phát triển thanh toán NFC - thanh toán không tiếp xúc. Còn đối với các nước đang phát triển hoặc các thị trường mới nổi sẽ phát triển hình thức thanh toán bằng mã QR.
Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong áp dụng mã QR
Thanh toán QR tại Trung Quốc được thúc đẩy bởi các đại gia thương mại điện tử Alipay và WeChat, những công ty đã xây dựng hệ sinh thái thanh toán di động hỗ trợ mã QR.
Theo Liên minh Better Than Cash, các khoản thanh toán di động kết hợp giữa Alipay và WeChat Pay ở Trung Quốc đã tăng từ 81 tỷ đô la năm 2012 lên 2900 tỷ đô la trong năm 2016 - tăng gấp hai lần trong bốn năm.
Alipay tích hợp mã QR trong thanh toán tại Trung Quốc
Ngày nay, Alipay có hơn 15 triệu thương nhân nhỏ và siêu nhỏ ở Trung Quốc sử dụng thanh toán bằng mã QR.
Các thương nhân nhỏ thấy đây là một giải pháp chi phí thấp, hiệu quả và an toàn. Đặc biệt việc sử dụng mã QR còn giúp họ tránh được tiền giả trong thanh toán.
Bản thân người tiêu dùng cũng cảm thấy thuận tiện, họ không cần mang ví mà chỉ cần mang theo điện thoại khi đi mua sắm.
Giải pháp thanh toán cho những quốc gia thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật số
Các quốc gia khác trong khu vực cũng đã nhanh chóng áp dụng mã QR, đặc biệt là các quốc gia thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
Theo Thad Peterson, nhà phân tích cao cấp của Tập đoàn Aite: Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác không có cơ sở hạ tầng thẻ ngân hàng và người dân cũng không có phương tiện để truy cập hệ thống ngân hàng. Do đó, sự nổi lên của một phương tiện thanh toán dựa vao di động đã tạo ra sự khác biệt cho những quốc gia này.
Ấn Độ cũng đã chấp nhận mã QR. Nền tảng thương mại điện tử Homegrown Paytm đã ra mắt tùy chọn thanh toán dựa trên mã QR vào tháng 10 năm 2015. Hiện nay có hơn 9 triệu thương nhân tham gia vào hiệp hội thanh toán bằng mã QR.
Giống như Alipay và WeChat Pay, Paytm đang mở rộng dấu ấn của mình trong khu vực khi cho ra mắt một liên doanh dịch vụ thanh toán điện thoại thông minh dựa trên mã QR với SoftBank và Yahoo!
Cần tiêu chuẩn hóa thanh toán QR
Với việc mã QR phát triển nhanh chóng trong thời gian qua thì điều cần thiết là phải xây dựng các tiêu chuẩn chấp nhận mã QR thống nhất.
Gần đây, Singapore đã giới thiệu một mã QR thanh toán hợp nhất được gọi là Mã phản hồi nhanh Singapore (SGQR). Nó đã được áp dụng bởi 27 phương thức thanh toán, bao gồm PayNow, GrabPay và Singtel Dash, và sẽ được triển khai dần dần trong sáu tháng tới. Có những sáng kiến tương tự đang diễn ra ở Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Hàn Quốc và Đài Loan.
Tương lai của QR
Nhiều người vẫn hoài nghi về tiềm năng phát triển của mã QR trong việc thay thế tiền mặt trong quá trình thanh toán.
Raja Gopalakrishnan, phó chủ tịch điều hành thanh toán, giải pháp tài chính toàn cầu tại FIS nhận xét: Mã QR ít có tác động ở Châu Âu hơn so với nơi khác.Do Châu Âu triển khai đa dạng các phương thức thanh toán như ví điện tử trên điện thoại di động.
Tập đoàn dịch vụ thanh toán SIA tại Ý đã thêm chức năng mã QR khi mở rộng dịch vụ thanh toán di động Jiffy của mình. Theo ông David Polissi, người đứng đầu dịch vụ Jiffy tại SIA, thì việc áp dụng mã QR sẽ mang tới trải nghiệm cho người dùng tốt hơn và giúp khách hàng có thể kiểm soát được giao dịch của mình.
QR thúc đẩy thị trường bán lẻ
Mã QR là công nghệ phù hợp nhất có thể thúc đẩy thanh toán ngay lập tức, đặc biệt là trong bán lẻ.
Công nghệ mã QR cho phép một mô hình thanh toán mới cả trong cửa hàng truyền thống và trang thương mại điện tử trực tuyến. Tuy nhiên hiện nay chúng ta đang thiểu các tiêu chuẩn quốc tế gồm cả chính sách, thủ tục trong thanh toán bằng QR.
Theo Hội đồng thanh toán châu Âu (EPC), phiên bản cập nhật của tài liệu mã EPC QR, được xuất bản lần đầu vào tháng 9 năm 2016, sẽ được công bố sớm. Nhóm nghiên cứu cũng sẽ phân tích các định dạng khác nhau của mã QR và kiểm tra các thông số kỹ thuật cho các tiêu chuẩn mã QR được sử dụng ở Ấn Độ và Singapore.
Điều thú vị là vào giữa tháng 11 năm 2018, Trung tâm tài chính Thụy Sĩ cũng đã công bố các hướng dẫn triển khai cho hóa đơn QR của mình, nó sẽ thay thế dần các bội số thanh toán hiện có ở Thụy Sĩ và đưa ra cách xử lý các thách thức do kỹ thuật số hóa mang tới. Theo nhóm cơ sở hạ tầng tài chính Thụy Sĩ SIX, hóa đơn QR sẽ có sẵn để sử dụng từ ngày 30 tháng 6 năm 2020.
Rất nhiều quốc gia, tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại cũng đã nhận thấy lợi ích của việc thanh toán bằng mã QR và đang theo dõi chặt chẽ những tiến bộ trong thanh toán quốc tế. Điều đó có nghĩa là các thành phần hệ sinh thái thanh toán toàn cầu đang ở trên cùng một mặt phẳng, điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dùng.
Phát triển thanh toán QR tại điểm du lịch để hút khách Trung Quốc
Một động lực khác của việc áp dụng mã QR là số lượng khách du lịch Trung Quốc đến thăm điểm du lịch trên thế giới ngày càng tăng.
Chính vì vậy các công ty tại Châu Âu đang tích cực tham gia vào các nền tảng mới như Alipay và WeChat Pay, để cung cấp cho khách du lịch Trung Quốc những trải nghiệm thanh toán tương tự thông qua mã QR mà họ có ở Trung Quốc.
Tương tự như vậy, SIA đã giới thiệu Alipay ở Ý vào năm 2017. Tiền điện tử là một thành công lớn tại Ý. Vì Ý là quốc gia châu Âu thứ hai được khách Trung Quốc lựa chọn để đi du lịch.
Nick Kerigan, giám đốc điều hành các khoản thanh toán trong tương lai tại Barclaycard cho biết: số lượng thương nhân Anh chấp nhận Alipay như một hình thức thanh toán phổ biến cho khách du lịch Trung Quốc ngày càng tăng.
Barclaycard đã cho thí điểm Alipay với một số nhà bán lẻ tại Anh cho phép chấp nhận các hình thức thanh toán bằng Alipay.
Bên cạnh đó, hàng ngàn thương nhân ở châu Âu đang tìm cách nắm bắt cách chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc tại những điểm du lịch nổi tiếng và các điểm phổ biến như sân bay, cửa hàng miễn thuế, cửa hàng bách hóa, các thương hiệu cao cấp và các địa điểm hút khách du lịch khác...
Gần đây, các đối tác và thương nhân của Alipay không chỉ tìm kiếm một phương thức thanh toán mới mà họ còn tìm cách tiếp thị thông qua phương thức thanh toán mới này.
Ví dụ: Các nhãn hàng có thể tiếp thị thông qua các cửa hàng trên ứng dụng di động. Trước khi người dùng quét mã QR và thanh toán, họ đã có thể tìm hiểu về các dịch vụ mua sắm trên ứng dụng. Ngoài ra nhãn hàng có thể liên kết mã QR với các chương trình khuyến mãi và giảm giá tại cửa hàng.
Tại Luân Đôn, Alipay đã thử nghiệm một dịch vụ sáng tạo dựa trên mã QR, được gọi là 'quét và đặt hàng'. Tại khu phố Tàu, một số nhà hàng hiện có thể hiển thị mã QR trên bàn, qua đó khách hàng có thể truy cập toàn bộ menu, để thanh toán và chọn món ăn thông qua ứng dụng. Nhiều nhà hàng thích điều đó bởi vì mã QR giúp giảm chi phí phục vụ và cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng của họ.
Bất chấp những tiến bộ này, Ông Kerigan, giám đốc điều hành các khoản thanh toán trong tương lai tại Barclaycard vẫn không tin rằng các nước phát triển sẽ chuyển dịch quá trình thanh toán sang mã QR như ở các quốc gia Châu Á.
Theo Ông, tại Châu Âu, nơi NFC - thanh toán không tiếp xúc có nhiều cơ hội phát triển hơn thì QR sẽ tồn tại song song cùng NFC trong thời gian dài. Tương lai người tiêu dùng sẽ có những lựa chọn và kiểm soát tốt hơn với cách mà họ muốn trả tiền.
Bạn đang có nhu cầu mở thẻ tín dụng?
Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!
Chủ đề được quan tâm
15/09/2020
Logo kỷ niệm 100 năm thành lập được trang trí khắp xe sẽ là điểm nhấn làm nên sự khác biệt cho chiếc Mazda 3 và MX-5 phiên bản giới hạn lần này.
11/09/2020
Không cần di chuyển tới showroom, người mua xe tại Philippines có thể ở nhà và viếng thăm bất cứ đại lý nào của Toyota chỉ với vài cú click chuột.
09/09/2020
Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, hãng xe MG Philippines có sáng kiến hỗ trợ khách hàng kiểm tra xe ô tô tại nhà thông qua cuộc gọi video.