0243 782 2888 support@topbank.vn

Giải đáp băn khoăn : Nên gửi tiết kiệm hay mua bảo hiểm?

26/09/2018

Nếu có trong tay một khoản tiền nhàn rỗi thì nền gửi tiết kiệm hay mua bảo hiểm là câu hỏi nhiều khách hàng đặt ra cho dự định và các kế hoạch phục vụ cuộc sống. 

 

Lợi ích của gửi tiết kiệm ngân hàng

 

Gửi tiết kiệm là hình thức giúp khách hàng đầu tư sinh lời an toàn tại ngân hàng với nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Khách hàng có thể lựa chọn cách đem một khoản tiền nhàn rỗi ban đầu và gửi tại ngân hàng theo các kì hạn hoặc gửi góp tích lũy hàng tháng theo biện pháp tích tiểu thành đại để chuẩn bị cho các kế hoạch tương lai. Lãi suất tiết kiệm sẽ được ấn định tùy theo hình thức gửi đem đến một số tiền lãi nhất định cho người gửi tiền. Kì hạn gửi tiền cũng rất đa dạng tùy theo mục đích gửi ngắn, trung hay dài hạn. 

 

Gửi tiết kiệm ngân hàng là kênh đầu tư ít rủi ro cực an toàn bởi lãi suất tiền gửi vẫn luôn được duy trì ổn định đồng thời phù hợp với mọi đối tượng. Đặc biệt với hình thức tiết kiệm gửi góp hàng tháng, mỗi tháng khách hàng chỉ cần gửi vào tài khoản một số tiền khoảng vài trăm nghìn cho mình hay thêm tiền vào sổ tiết kiệm bất cứ lúc nào và linh động rút ra. Người gửi tiết kiệm không cần phải lo lắng kiếm đủ số tiền hàng tháng nộp vào hay các chỉ số đưa ra mỗi ngày. Trường hợp khách hàng rút tiền trước hạn thì khoản tiền nhận được sẽ không hề thấp hơn số tiền đã nộp vào ban đầu mà chỉ bị tính theo lãi suất không kì hạn thay vì mức lãi suất ban đầu với khoản tiền rút trước hạn. 

 

Quy trình, hồ sơ thủ tục gửi tiết kiệm cũng rất đơn giản, khách hàng chỉ cần đem theo CMND/hộ chiếu còn hạn và đăng kí theo mẫu giấy nộp tiền của ngân hàng để tiến hành làm sổ. Nếu trường hợp làm thủ tục đăng kí tiết kiệm cho con thì cần thêm giấy tờ xác nhận mối quan hệ giữa phụ huynh và học sinh như: giấy khai sinh và sổ hộ khẩu. 

 

 Tuy nhiên, hình thức gửi tiền tiết kiệm chỉ giúp khách hàng sinh lời tức đơn thuần chỉ là tiết kiệm mà chưa làm thỏa mãn được các nhu cầu khác cho khách hàng như bảo vệ và đề phòng rủi ro cá nhân.

 

Lợi ích gửi tiết kiệm ngân hàng - ảnh minh họa

 

Lợi ích gửi tiết kiệm ngân hàng 

 

>>>> Click ngay: Gửi tiền tiết kiệm hàng tháng Techcombank lãi suất cực hấp dẫn

 

Lợi ích của mua bảo hiểm

 

Còn mua bảo hiểm điển hình là bảo hiểm nhân thọ lại là hình thức bảo vệ tài chính cho gia đình trước những rủi ro trong cuộc sống. Khách hàng sẽ phải nộp cho công ty bảo hiểm một số tiền theo kỳ và và sẽ được hưởng lãi suất đối với số tiền này. Nếu chẳng may họ gặp phải những rủi ro thì ngay sau đó, công ty bảo hiểm sẽ trả ngay cho bạn một số tiền để chi trả cho rủi ro này, số tiền có thể vài trăm triệu và lên tới vài tỷ đồng. Đây là lợi thế dành cho khách hàng khi vừa có thể tiết kiệm khoản tiền cho bản thân lại có một khoản đảm bảo rủi ro các vấn đề về sức khỏe, tính mạng .. trong cuộc sống. 

 

Tuy nhiên, bảo hiểm sẽ có nhiều điểm phức tạp hơn chút bởi đây là kênh đầu tư dài hạn với thời hạn từ 5 -20 năm tùy hợp đồng, và khách hàng cần phải cân nhắc loại hợp đồng bảo hiểm phù hợp. Bởi nếu dừng hợp đồng giữa chừng, và mọi quyền lợi của bạn sẽ không được đảm bảo. Khách hàng cũng sẽ không thể rút tiền ra trước thời hạn hợp đồng bảo hiểm kết thúc. 

 

Cụ thể, theo điều 23 của Luật bảo hiểm, nếu hợp đồng bảo hiểm bị chấm dứt, công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại số tiền bảo hiểm cho bạn tương ứng với khoản phí bảo hiểm bạn đã đóng đến ngày hợp đồng chấm dứt. Tuy nhiên, bạn sẽ không được nhận lại toàn bộ khoản phí ấy, mà chúng sẽ bị trừ đi bởi các khoản phí liên quan như phí quản lý, phí thẩm định, chi phí bồi thường… Số tiền còn lại sau cùng sẽ là số tiền bạn nhận được (giá trị hoàn lại).

 

Thông thường trong những năm đầu tiên, khoản phí để phục vụ hợp đồng bảo hiểm thường cao hơn rất nhiều so với khoản phí bạn đã đóng vào. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu bạn chấm dứt hợp đồng trong những năm đầu tham gia bảo hiểm thì số tiền nhận lại được có thể sẽ thấp hơn khá nhiều so với số tiền mình đã đóng.

 

Quy trình, thủ tục làm bảo hiểm nhân thọ cũng phức tạp hơn khi ngoài CMND/ hộ chiếu còn hạn, khách hàng cần phải có nghĩa vụ điền đầy đủ, trung thực và chính xác các câu hỏi và các thông tin được yêu cầu trên hồ sơ như thông tin về cá nhân ( tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp..), thông tin nhân thân, khả năng tài chính, sản phẩm bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, tình trạng sức khỏe, bệnh tật ở hồ sơ yêu cầu bảo hiểm. Sau đó  công ty bảo hiểm thẩm định về khả năng được bảo hiểm của khách hàng. 

 

Hình thức mua bảo hiểm cho khoản tiền nhàn rỗi - ảnh minh họa

 

Hình thức mua bảo hiểm cho khoản tiền nhàn rỗi

 

>>>> Xem thêm:  Nên tiết kiệm tiền hay để tiền đầu tư?

 

So sánh gửi tiết kiệm ngân hàng và mua bảo hiểm 

 

So sánh

Gửi tiết kiệm ngân hàng

Mua bảo hiểm 

Lãi suất/năm nếu gửi cùng thời hạn

Khoảng 6-7% (tùy thời hạn gửi)

Khoảng 3-5% (tùy theo năm hợp đồng)

Chức năng

Chỉ đảm bảo an toàn cho  khoản tiền gửi và sinh lãi. Không bảo vệ tính mạng và sức khỏe

Bảo vệ tính mạng của người tham gia khi gặp tai nạn, rủi ro với khoản thanh toán lên tới hàng trăm triệu

Tính linh hoạt

Có thể lựa chọn chủ động gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm bất cứ lúc nào và linh động khi rút ra hoặc gửi tiết kiệm kì hạn và chọn hình thức lĩnh lãi

Bắt buộc phải đóng một số tiền qui đinh theo theo quí/năm. Không thể rút ra trước  khi hết thời hạn hợp đồng (5 – 20 năm). Tuy nhiên có thể linh hoạt trong cách thức đóng, phí khi tình hình kinh tế gia đình gặp biến động hoặc có thể tạm vay từ hợp đồng bảo hiểm.

Mục đích

Đầu tư, sinh lợi hoặc gửi góp an toàn

Bảo vệ, phòng rủi ro là chính nhưng hiện nay các hợp đồng bảo hiểm liên kết chung có tính năng đầu tư sinh lời hoàn toàn an toàn và hiệu quả

Quy trình thủ tục  Đơn giản chỉ cần CMND/ hộ chiếu còn hạn và đăng kí thông tin cho khoản tiền gửi tiết kiệm Phức tạp hơn, cần phải khai báo đầy đủ thông tin về nhân thân, sức khỏe, tình hình tài chính và chờ sự thẩm định từ phía công ty bảo hiểm

 

Ví dụ: Giả sử anh A và anh B cùng sử dụng 20 triệu đồng mỗi năm nhưng anh A gửi tiền tiết kiệm còn anh B mua bảo hiểm nhân thọ. Không may trong một tai nạn, anh A và anh B cùng mất. Lúc này gia đình anh A sẽ nhận lại số tiền gốc đã đóng là 20 triệu đồng mỗi năm đó và số lãi không đáng kể trong khi gia đình anh B nhận được số tiền là 500 triệu đồng theo hợp đồng bảo hiểm.

 

Nên gửi tiết kiệm hay mua bảo hiểm - ảnh minh họa

 

Nên gửi tiết kiệm hay mua bảo hiểm

 

Nhìn chung cả 2 hình thức gửi tiết kiệmmua bảo hiểm đều đem lại những ưu nhược điểm riêng. Dù lựa chọn hình thức nào khách hàng cũng cần tìm hiểu thật kĩ các đặc điểm sản phẩm này để lựa chọn phù hợp với điều kiện bản thân.

 

Nếu khách hàng đơn thuần chỉ cần một tài khoản tiết kiệm cho bản thân và nếu rút trước hạn thì khoản tiền cũng không bị ảnh hưởng thì có thể lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng cho bản thân mình. 

 

Nếu khách hàng muốn lựa chọn tiết kiệm để bảo vệ tài chính nhằm đề phòng rủi ro xảy ra trong cuộc sống như đau ốm, bệnh tật, hay liên quan đến tính mạng đồng thời cam kết thực hiện đúng những gì hợp đồng quy định thì mua bảo hiểm sẽ là hình thức thích hợp hơn bởi sau khi hết thời gian hợp đồng khách hàng sẽ nhận lại được khoản tiền gốc đã đóng và tiền lãi kèm theo đồng thời nhận được sự bảo hiểm rủi ro trong suốt thời gian quy định tại hợp đồng bảo hiểm. Công ty bảo hiểm cũng có khá nhiều sản phẩm khác nhau nhằm linh hoạt với điều kiện và từng phân khúc khách hàng. 

 

>>>> Click xem thêm: Lãi suất tiền gửi tăng - ngân hàng nào lãi suất tiết kiệm cao nhất?

 

Trên đây là bài viết Giải đáp băn khoăn: Nên gửi tiết kiệm hay mua bảo hiểm? hi vọng cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn đọc có thêm kiến thức để lựa chọn phù hợp nhất cho khoản tiền nhàn rỗi chuẩn bị cho các kế hoạch và dự định tương lai. 

Nếu chưa rõ bạn có thể nhờ đến các dịch vụ tư vấn tài chính để đưa ra các quyết định hợp lý nhất. Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ với Topbank.vn qua hotline (024) 3 7822 888.

 

Theo thị trường ngân hàng

Tư vấn khoản vay

Bạn đang có nhu cầu vay mua nhà/xe/ vay tín chấp trả góp? Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!

Bài viết được quan tâm

Chủ đề được quan tâm

Lãi suất ngân hàng

Ngân hàng tiêu biểu

Bài viết liên quan

Chat với Topbank.vn