0243 782 2888 support@topbank.vn

Kinh nghiệm vay tiêu dùng tránh bẫy lãi suất

13/07/2017

Hiện nay, không chỉ các ngân hàng hỗ trợ vay tiêu dùng tín chấp mà còn rất nhiều các tổ chức tài chính đưa ra những gói vay ưu đãi, nhưng người dân cần tỉnh táo và hiểu rõ câu chữ của hợp đồng tín dụng để tránh 'bẫy' lãi suất cao.

Tại buổi tọa đàm về Phát triển tài chính bán lẻ, Cơ hội thúc đẩy tiêu dùng - Phục vụ tăng trưởng kinh tế Việt Nam diễn ra sáng 12/7, Luật sư Trương Thanh Đức - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Chủ tịch Công ty Luật BASICO cho biết trong tương lai, đầu tư tài chính cho tiêu dùng sẽ tiếp tục phát triển mạnh góp phần giảm cho vay nặng lãi, tín dụng đen. Theo đó, cần có nhìn nhận đúng về vai trò của các công ty tài chính cũng như từ chính người tiêu dùng và cơ quan chức năng.

 

vay tín chấp

 

Xét trên phương diện người tiêu dùng, luật sư Đức khuyên trước hết, người dân cần nhận thức khi tự nguyện ký vào hợp đồng vay tín dụng tiêu dùng, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đã đồng ý với tất cả các điều khoản trong hợp đồng, nhất là về thời hạn trả nợ lãi suất trong hạn cũng như quá hạn.

 

Nếu khách hàng không đọc kỹ, không tìm hiểu vấn đề sẽ nghĩ mình bị lừa khi phải trả số nợ quá cao. Lãi suất, thời hạn, điều kiện vay, công thức tính toán,… tương đối cụ thể, rõ ràng nhưng ít người vay quan tam và không độc kỹ thì sẽ không hiểu, luật sư lưu ý. Đến lúc phải trả nợ gốc và lãi, nhất là phải áp dụng chế tài phạt trả chậm, tức áp mức lãi quá hạn thì khách hàng mới giật mình tưởng rằng bị lừa.

 

Xem thêm: Vay tin chấp, những mẹo để tiêu dùng hiệu quả

 

Ngoài ra, LS Đức cũng khuyến cáo người dân không loại trừ trường hợp câu chữ trong hợp đồng không thật sự rõ ràng, việc tư vấn, giải thích không đầy đủ, nên khách hàng không hiểu được hoặc hiểu nhầm nên cũng có cảm giác bị lừa. Điều này thường hay xảy ra đối với phương thức cho vay tính lãi cố định trên dư nợ ban đầu.

 

Luật sư dẫn chứng trường hợp như vay 10 triệu đồng trong một năm với lãi suất 5%/tháng, số nợ gốc chỉ còn 1 triệu đồng nhưng vẫn phải trả lãi 500 nghìn đồng/tháng, tức lên đến 50%/tháng. Điều này khác xa so với trả lãi theo số dư thực tế, khi dư nợ chỉ còn 1 triệu đồng thì chỉ phải trả 50 nghìn đồng, tức vẫn 5%/tháng.

 

Do đó, trước khi đặt bút ký vào hợp đồng, người vay cần cân nhắc kỹ khả năng trả nợ của mình. Nếu vi phạm hợp đồng, các công ty tài chính phải xử lý theo đúng quy định pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng. Công ty tài chính có thể được phép cho vay với lãi suất 30-40%/năm hay cao hơn. Những chế tài như đôn đốc, thúc giục, kiện ra tòa, xử lý tài sản… đều được pháp luật cho phép, LS Đức lưu ý.

 

Mặt khác, các công ty tài chính phải ráo riết, phải làm mạnh để thu hồi vốn nhằm bảo đảm an toàn vốn và hiệu quả kinh doanh, chứ không thể châm chước, ưu ái cho khách hàng. Cho vay sản xuất kinh doanh thì lãi suất thấp, còn được xem xét nhiều yếu tố để gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, rồi miền giảm lãi…

 

vay tiêu dùng

 

Còn cho vay tiêu dùng thì gần như không có các khải niệm trên, luật sư nhấn mạnh. Do đó, đã không trả nợ thì thường bị áp chế tài rất nặng và nhanh, ít có độ trễ như cho vay sản xuất kinh doanh. Chậm trả nợ trong cho vay tiêu dùng thì lãi tăng thêm rất nhanh, chẳng mấy chốc số lãi nhiều hơn gốc.

LS Đức cũng lưu ý thêm, Bộ luật Dân sự 2015 còn cho phép thu thêm khoản lãi 10% tính trên số tiền lãi chậm trả so với trước đây.

 

Để so sánh lãi suất vay tiêu dùng các ngân hàng, khách hàng quan tâm truy cập tại đây hoặc đăng kí để được tư vấn gói vay phù hợp nhất. 

 

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN VAY TÍN CHẤP PHÙ HỢP

 

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: (04) 3 7822 888

Theo Thông tin tổng hợp

Tư vấn khoản vay

Bạn đang có nhu cầu vay mua nhà/xe/ vay tín chấp trả góp? Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!

Bài viết được quan tâm

Chủ đề được quan tâm

Lãi suất ngân hàng

Ngân hàng tiêu biểu

Bài viết liên quan

Chat với Topbank.vn