0243 782 2888 support@topbank.vn

Cần cú huých lớn để thúc đẩy ô tô Việt

07/12/2019

Trong khi ô tô nhập khẩu hưởng thuế 0% thì doanh nghiệp lắp ráp rơi vào thế khó khi không được hưởng ưu đãi tương tự. 

Trong khi xe nhập khẩu từ AEAN chắc chắn được hưởng thuế 0% thì xe lắp ráp trong nước lại chưa chắc chắn. Theo Nghị định 125/2017 thì để được hưởng thuế nhập khẩu 0% thì các công ty lắp ráp ô tô trong nước phải đảm bảo sản lượng sản xuất theo quy định. Tuy nhiên với ngành công nghiệp ô tô non trẻ như Việt Nam thì điều đó rất khó thực thi. 

 

Ưu đãi ô tô Việt Nam

Lắp ráp ô tô trong nước còn thiếu đòn bẩy

 

Các công ty lắp ráp sản xuất trong nước vẫn gặp khó

 

Với việc công bố mức bù lỗ của VinFast hồi tháng 11 đã chứng minh điều này. Theo đó, mỗi chiếc Lux A lỗ 267 triệu đồng, 153 triệu với Lux SA và 61 triệu với Fadil. Mức lỗ này còn chưa tính "ba không" - không chi phí khấu hao, không chi phí tài chính và không lãi. Để hãng có lãi, giá xe phải tăng thêm 300-400 triệu đồng. 

 

Tại diễn đàn Công nghiệp hỗ trợ 2019, đại diện Thaco và Trường Hải cùng bày tỏ quan ngại giá xe ở Việt Nam cao hơn các nước, vì giá nhập khẩu linh kiện còn khá cao. Cả hai ông lớn đều muốn Chính phủ hỗ trợ xe sản xuất, lắp ráp trong nước trong bối cảnh xe nhập khẩu được hưởng thuế 0% từ năm 2018. 

 

Một lãnh đạo cấp cao của Hyundai Thành Công (hiện đổi tên thành TC Motor) từng chia sẻ khi Nghị định 125 được ban hành cuối 2017, rằng nếu chỉ dừng lại ở một chính sách, thì đó là "ưu đãi nửa vời". Vị này tin rằng sẽ "sớm có những chính sách mới". Nhưng từ đó tới nay, đã sau hai năm, ngành ôtô Việt Nam vẫn chưa có thêm chính sách nào đặc biệt. 

 

Xuất hiện ở những lễ khởi công, khánh thành nhà máy ôtô, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều nhấn mạnh, cần xây dựng một ngành công nghiệp ôtô với định hướng sản xuất, lắp ráp chứ không phải nhập khẩu. "Kiềng ba chân" trong chiến lược này, là VinFast, Trường Hải và Thành Công. Nhưng hiện tại, cả ba chân kiềng, cùng "kẻ ngoại đạo" Toyota - hãng liên doanh chiếm thị phần lớn nhất ở Việt Nam - đều kêu khó vì thiếu chính sách.

 

Những lý do khiến ưu đãi chưa triệt để

 

Trong khi các hãng cần bán được nhiều xe để thu hút nhà đầu tư vào mạng lưới công nghiệp hỗ trợ. Nhưng Chính phủ phải cân nhắc không để lượng xe hơi gia tăng quá nhanh tránh vỡ trận về hạ tầng giao thông, kinh tế xã hội. Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển nhiều năm trước từng thừa nhận "không hiểu chúng ta muốn gì ở ngành này". Ông cho rằng nếu muốn phát triển công nghiệp ôtô thì phải chú trọng vào hạ tầng từ 20 năm trước. 

 

Cần hướng tới xuất khẩu

 

Ông Phạm Văn Tài, Tổng giám đốc Thaco chia sẻ phải đạt sản lượng cao mới hy vọng phát triển ngành. Ông cho rằng một hãng sản xuất không chỉ để phục vụ thị trường nội địa, mà phải hướng tới xuất khẩu. Ngay cả Thái Lan, Indonesia, những thị trường có sức mua lớn trong khu vực, nhưng ngành 4 bánh các nước này xuất khẩu với tỷ trọng rất lớn, chứ không chỉ dành cho nội địa.

 

Tỷ lệ nội địa hóa ôtô ở Việt Nam trung bình mới đạt 7-10%, trong khi Thái Lan đã tới 80%. Số lượng xe sản xuất nội địa ở Việt Nam chỉ bằng 72% doanh số, trong khi ở Thái Lan số xe sản xuất gấp đôi doanh số nội địa. Phần "thừa", dành cho xuất khẩu.

 

Nguồn điều tiết linh kiện trong nước yếu

 

Các hãng liên doanh thường sử dụng mạng lưới cung ứng từ chính quốc gia của mình. Ví dụ, một hãng xe Nhật sang Việt Nam sẽ mang theo một số công ty linh kiện (OEM) cũng của Nhật, phần linh kiện còn lại được nhập khẩu cũng của các OEM này đóng nhà máy ở nước khác. Các hãng liên doanh không mặn mà việc mở rộng mạng lưới cung ứng trong nước, dù vẫn nói mục tiêu là tăng nội địa hóa. Lượng nhà cung ứng ở Việt Nam khá thấp, chỉ gần 280 công ty. Ở Thái Lan, con số này là hơn 2.000, theo số liệu của Marklines.

 

Hãng xe của Vingroup sau khi xây dựng nhà máy đã bắt đầu phát triển mạng lưới cung ứng. Hãng này đã kéo được những tên tuổi như ZF, Lear, Lear, Faurecia, Antolin, Aapico, LG Chem, VinFast - An phát, Nexmo, Namyang xây dựng nhà máy ở khu tổ hợp của VinFast ở Hải Phòng. Mục tiêu của hãng là đạt tỷ lệ nội địa hóa 60%.

 

Điều các hãng cần để thu hút thêm nhà đầu tư vào công nghiệp phụ trợ là tháo được nút thắt mang tên chính sách. Để công ty cung ứng đặt nhà máy, họ cần được cam kết về sản lượng từ hãng xe, đồng nghĩa việc hãng xe phải sản xuất được nhiều xe để cần nhiều linh kiện. Muốn sản xuất nhiều, hãng phải có thị trường, là nội địa và xuất khẩu. Điều kiện tiên quyết để tạo lợi thế trên thị trường, là giá phải giảm. Muốn giá giảm, phải tăng sản lượng và được hỗ trợ bớt những khoản thuế, phí từ Chính phủ

vnexpress

Tư vấn gói sản phẩm

Bạn đang có nhu cầu mở thẻ tín dụng?
Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!

Bài viết được quan tâm

Chủ đề được quan tâm

Lãi suất ngân hàng

Ngân hàng tiêu biểu

Bài viết liên quan

Mazda 3 và MX-5 phiên bản kỷ niệm 100 năm thành lập ra mắt tại Philippines

Mazda 3 và MX-5 phiên bản kỷ niệm 100 năm thành lập ra mắt tại Philippines

15/09/2020

Logo kỷ niệm 100 năm thành lập được trang trí khắp xe sẽ là điểm nhấn làm nên sự khác biệt cho chiếc Mazda 3 và MX-5 phiên bản giới hạn lần này.  

Toyota Philippines cung cấp trải nghiệm showroom thực tế ảo 3D mùa Covid

Toyota Philippines cung cấp trải nghiệm showroom thực tế ảo 3D mùa Covid

11/09/2020

Không cần di chuyển tới showroom, người mua xe tại Philippines có thể ở nhà và viếng thăm bất cứ đại lý nào của Toyota chỉ với vài cú click chuột.  

MG Philippines cung cấp dịch vụ kiểm tra ô tô online trong mùa Covid

MG Philippines cung cấp dịch vụ kiểm tra ô tô online trong mùa Covid

09/09/2020

Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, hãng xe MG Philippines có sáng kiến hỗ trợ khách hàng kiểm tra xe ô tô tại nhà thông qua cuộc gọi video.  

Chat với Topbank.vn