13/09/2016
Xã hội ngày càng phát triển, trẻ con ngày càng được chăm sóc kỹ lưỡng và được cha mẹ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong cuộc sống. Do vậy, chuyện để dành một khoản tiền nhất định lo cho tương lai các con luôn là chuyện mà phụ huynh quan tâm đến. Thế nhưng, trong bối cảnh trên thị trường có quá nhiều chương trình khuyến mại, ưu đãi, tích điểm, tặng quà…; không ít phụ huynh phải “đau đầu” để chọn một sản phẩm phù hợp cho gia đình mình.
Dưới đây là đặc điểm của 2 loại hình tiết kiệm phổ biến nhất: Gửi tiết kiệm và Mua bảo hiểm cho bé, để các ông bố bà mẹ có lựa chọn tốt nhất con cái.
Xu hướng lập tài khoản ngân hàng riêng cho con đang ngày càng thịnh. Hiện tại, thị trường có nhiều sản phẩm tiết kiệm dành riêng cho trẻ em, ví dụ như “Yêu thương cho con” của Nam A Bank, “Super kid” của Techcombank, “Chắp cánh cho con” của Dong A Bank, “Tiết kiệm Phù Đổng” của Sacombank, "Lớn lên cùng yêu thương" của BIDV, “Bé là triệu phú” của OceanBank hay “Thiên Thần nhỏ” của ACB...
Điểm chung của các loại tiết kiệm này là đều đứng tên và thuộc quyền sở hữu của trẻ dưới 15 tuổi. Số tiền tích lũy hàng năm tùy theo khả năng của bố mẹ, hoàn toàn linh động cho số muốn góp thêm vào tài khoản. Sản phẩm không giới hạn số lần và số tiền nộp vào tài khoản. Song song đó, món tiền tiết kiệm của các bé vẫn được hưởng mức lãi suất có kỳ hạn. Lãi suất được áp dụng theo dạng bậc thang và theo số tiền thực gửi.
Chị Huyền Thanh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đang giữ 2 quyển sổ tiết kiệm mà chị mới mở mang tên 2 đứa con. Theo chị, việc mở sổ tiết kiệm riêng cho con giúp chị quản lý các loại tiền lì xì, tiền mừng sinh nhật, tiền thưởng... của từng bé một cách chặt chẽ, tốt hơn giữ chúng trong ống heo ở nhà và có thể bị xài lẫn vào quỹ chung của gia đình. “Bọn trẻ sẽ yên tâm khi chúng được 15 tuổi, sẽ có “vốn” để xây dựng những dự án theo ý muốn, hoặc gửi tiếp vào ngân hàng để hoạch định tương lai”, chị Linh nói.
Chị Thu Hiền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, lúc con vào lớp một, chị quyết định đến ngân hàng lập một tài khoản riêng cho bé. Cứ mỗi tháng, những khoản tiền liên quan đến con như phần thưởng do học giỏi, tiền tiêu vặt, tiền có được do giúp việc nhà bố mẹ cho... đều được gom hết lại, cộng thêm khoản tiền tương ứng do chính chị trích ra, sau đó dắt cháu đến ngân hàng đóng vào tài khoản. Chị Hiền cho biết, với cách làm này, bé rất hào hứng, trở nên siêng giúp đỡ việc nhà để được thưởng tiền, các khoản tiêu vặt cũng được tiết kiệm tối đa... để mong tới tháng có được khoản tiền kha khá cùng mẹ tới ngân hàng gửi vào tài khoản của chính mình. Sau 5 năm thực hiện, hiện tại tài khoản của bé đã được số dư gần 60 triệu đồng. "Tôi dự định khi con vào đại học hoặc muốn đi làm ăn gì đó thì sẽ lấy số tiền này ra lo cho tương lai của cháu", chị nói.
Một quyển sổ tiết kiệm mang tên con quả là nét mới mà cha mẹ có thể tặng con mình, đồng thời giúp con lập “kế hoạch tài chính” ngay khi còn bé. Chính tính “khoa học” này mà các ngân hàng dễ dàng “chiêu dụ” phụ huynh gửi vốn cho con qua ngân hàng.
Tuy nhiên, hình thức gửi sổ tiết kiệm cho trẻ vẫn còn một số bất cập. Theo nhận xét của nhiều bà mẹ, so với đóng bảo hiểm thì sổ tiết kiệm không hiệu quả bằng. Chẳng hạn, ý tưởng để dành tiền cho con có thể “phá sản” với một vài người vốn không thực sự kiên định, rút tiền giữa chừng. Hoặc trong trường hợp cha mẹ xảy ra sự cố, con cái khi đến tuổi trưởng thành vẫn hưởng đúng số tiền theo hợp đồng đã mua bảo hiểm, còn với sổ tiết kiệm con sẽ chỉ nhận đúng bằng số tiền đã gửi.
Vậy nhưng, hình thức gửi tiết kiệm cho con đang rất được ưa chuộng, đặc biệt là ở vùng quê. Anh Trần Lâm (Hải Dương) cho biết: “Tôi là người lao động tự do nên sổ tiết kiệm cho con là quá phù hợp. Cũng là đóng bảo hiểm cho con từ nhỏ nhưng linh hoạt hơn, lại không phải cố định theo từng tháng. Sau này khi con cái lớn lên, chúng sẽ tự cảm nhận được “hoàn cảnh” của cha mẹ qua mỗi mốc thời gian gửi tiền tiết kiệm cho chúng”. Một quyển sổ tiết kiệm mang tên con sẽ là món quà ý nghĩa và giá trị hơn rất nhiều lần nếu như trẻ em cũng học được cách trân trọng, giữ gìn và nâng niu những đồng tiền mà cha mẹ đã vất vả dành dụm cho bé.
Dưới góc độ kinh tế, chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển cho rằng, mở sổ tiết kiệm cho trẻ em là một hình thức bảo hiểm nhân thọ cho con từ nhỏ nhưng linh hoạt hơn, không bắt buộc phải đóng tiền theo tháng và bình quân lãi suất cao hơn. Dịch vụ tiền gửi này ngày càng xuất hiện phổ biến do đáp ứng được nhu cầu. Với một khoản tiền nhỏ hằng tháng, cha mẹ có thể tiêu xài hết hoặc tích lũy cho con qua tài khoản ngân hàng. Gửi ngân hàng vài trăm ngàn đồng/tháng nghe có vẻ ít nhưng nếu tích lũy nhiều năm sẽ thành số tiền lớn giúp cha mẹ nuôi con ăn học. “Tiền gửi tiết kiệm dài hạn cho trẻ em cùng với quỹ hưu trí tự nguyện nếu được nhân rộng sẽ là nguồn vốn dài hạn cho đầu tư phát triển xã hội” - ông Đinh Thế Hiển cho biết.
Ngoài việc lập tài khoản cho con, nhiều gia đình trẻ hiện nay còn có xu hướng mua bảo hiểm cho bé ngay khi mới sinh cho đến khi 18 tuổi, với mong muốn tạo nên một khoản vốn nhất định cho con khi con bắt đầu học đại học, khởi sự kinh doanh…
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bảo hiểm cho các bé như: bảo hiểm an sinh, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm giáo dục, tích luỹ giáo dục… từ các công ty bảo hiểm uy tín như PVI, PTI, Bảo Việt, Prudential... để các gia đình lựa chọn. Quyền lợi thể hiện trên hợp đồng bảo hiểm cũng khá phù hợp với mong muốn của các phụ huynh. Thậm chí, nhiều công ty bảo hiểm còn chi trả lãi suất hàng tháng cho gói bảo hiểm giống như gửi tiết kiệm ngân hàng. Việc tăng thêm quyền lợi trong bảo hiểm đã thu hút nhiều khách hàng lựa chọn dịch vụ này.
Song, trước khi mua, các ông bố bà mẹ cần tìm hiểu kỹ về quyền lợi, trách nhiệm của mình, về đặc tính và phạm vi của bảo hiểm, tránh tình trạng nhu cầu của mình không được đáp ứng trọn vẹn sau này. Trường hợp của chị Ngân (quận Đống Đa, Hà Nội) là một ví dụ. Do không dựa vào độ tuổi của con và tài chính gia đình để chọn loại bảo hiểm phù hợp, chị Ngân đã chọn gói bảo hiểm giá quá cao và trong thời gian kéo dài nên không lâu sau đó, khi mới triển khai được một thời gian ngắn, trước tình hình tài chính gia đình khó khăn, chị cảm thấy quá áp lực nên đành bỏ dở giữa chừng, gây tốn kém, lãng phí.
Như vậy, cả 2 hình thức nói trên đều có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên tự xem xét khả năng tài chính của mình để chọn phương án phù hợp. Chẳng hạn, nếu thu nhập của gia đình không ổn định, cha mẹ nên chọn hình thức mở tài khoản gửi tiết kiệm cho con tại ngân hàng. Ngược lại, nếu thu nhập của cha mẹ tương đối tốt và đều đặn, thì việc mua bảo hiểm cho con sẽ là phương án tối ưu hơn, bởi lãi suất và quyền lợi sau này bé được hưởng từ bảo hiểm sẽ tốt hơn.
Bạn đang có nhu cầu mở thẻ tín dụng?
Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!
Chủ đề được quan tâm
15/09/2020
Logo kỷ niệm 100 năm thành lập được trang trí khắp xe sẽ là điểm nhấn làm nên sự khác biệt cho chiếc Mazda 3 và MX-5 phiên bản giới hạn lần này.
11/09/2020
Không cần di chuyển tới showroom, người mua xe tại Philippines có thể ở nhà và viếng thăm bất cứ đại lý nào của Toyota chỉ với vài cú click chuột.
09/09/2020
Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, hãng xe MG Philippines có sáng kiến hỗ trợ khách hàng kiểm tra xe ô tô tại nhà thông qua cuộc gọi video.