26/09/2016
Một ngày nọ, bạn bỗng nhiên bị mất thu nhập hàng tháng trong khi đang phải trả nợ. Trong tình huống này, bạn sẽ làm gì để duy trì được kế hoạch trả nợ của mình? Hãy tham khảo và vận dụng một cách hợp lý các bước dưới đây!
Việc đầu tiên bạn cần làm là tìm kiếm ngay một khoản tiền để dùng vào việc trả nợ khi đến hạn trả nợ tiếp theo. Bạn có thể kiếm được khoản tiền này bằng cách bán bớt đồ đạc không cần thiết, ví dụ như một chiếc xe hoặc các món đồ cũ mà bạn ít khi dùng tới. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi vay anh em, họ hàng, người thân hoặc bạn bè. Đây là những người sẵn sàng cho bạn vay không lấy lãi hoặc lấy lãi rất thấp. Tuy nhiên, nên nhớ rằng khoản tiền bạn mượn được từ các nguồn này chỉ mang tính chất tạm thời và giúp bạn đủ để trả nợ khi đến kỳ hạn thanh toán gần nhất. Nó sẽ giúp bạn kéo dài thời gian cho các bước tiếp theo.
Do không có thu nhập nên khoản tiền dành cho chi tiêu cần phải cắt giảm tối đa. Bạn hãy lập danh sách gồm 2 mục như sau:
- Mục “thiết yếu”: bao gồm các chi phí bắt buộc như điện, nước, lương thực…
- Mục “mong muốn”: bao gồm các chi phí cho các khoản ăn chơi, mua sắm quần áo...
Bạn hãy cắt giảm toàn bộ các khoản chi tiêu cho mục “mong muốn” mà chỉ để dành mức tối thiểu cho các chi tiêu “thiết yếu”. Nếu cần thiết, bạn thậm chí có thể tối giản hóa nhu cầu ăn uống của mình. Làm được vậy là bạn đã tiết kiệm được một khoản kha khá rồi.
Nếu bạn chỉ có một khoản nợ thì hãy bỏ qua bước 3 này. Còn nếu bạn vay từ nhiều chủ nợ khác nhau, bạn cần sắp xếp lại thứ tự ưu tiên cho các khoản nợ này. Hãy trả hết các khoản nợ lớn và có lãi cao trước. Đối với các khoản còn lại, chỉ trả ở mức tối thiểu. Nhớ đừng để trễ hạn bất kì khoản nợ nào bởi khi đó, bạn phải chịu thêm mức phí nợ quá hạn và điều này tương đương với việc bạn phải chịu một mức lãi suất cao.
Sau khi rõ thứ tự các khoản cần thanh toán, bạn hãy gọi điện đàm phán trực tiếp với chủ nợ. Cách này không đảm bảo bạn sẽ được chủ nợ gia hạn hay giảm lãi, nhưng sẽ đem lại 50% cơ hội.
Trong quá trình đàm phán, đừng nói những câu kiểu như: “Tháng này tôi kẹt quá/Tôi vừa mất việc/Gia đình tôi có chuyện/Vợ mới sinh…”. Chủ nợ thường không muốn nghe và cũng không quan tâm đến lý do của bạn. Thay vào đó, hãy nói những câu mang tính giải pháp như:
- Nếu tôi muốn kéo dài thời hạn trả nợ thêm 3 tháng thì lãi suất thế nào?
- Nếu tháng này tôi không trả nợ thì tính lãi thế nào?
- Nếu tôi muốn trả toàn bộ ngay lúc này thì phải trả bao nhiêu?
…
Bạn cần trung thực nói thẳng với chủ nợ và tuyệt đối không được tránh mặt họ. Trong tình hình đó, tránh mặt chủ nợ chỉ có hại cho bạn mà thôi.
Bạn cần kiếm nguồn thu nhập mới nhanh nhất có thể để thay thế nguồn thu nhập cũ. Có thể xin việc ở công ty mới, làm nghề tay trái hay kinh doanh... miễn sao bạn có thể kiếm được tiền từ các nguồn này. Thời gian để bạn kiếm việc làm mới nhanh thì một vài tuần đến một tháng, lâu thì có thể kéo dài cả năm. Trong quá trình tìm việc mới, bạn đừng nên kén chọn quá bởi giờ đây, bạn không phải đang hưởng thụ cuộc sống nữa, mà phải xác định làm để trả nợ. Cho dù bạn có ghét công việc đó thế nào thì hãy cố gắng hết mức có thể, bởi nó là công cụ duy nhất giúp bạn sinh tồn. Hãy làm ít nhất đến khi mọi việc vào đúng quỹ đạo, lúc đó bạn có thể tìm kiếm một công việc mới ưa thích hơn.
Bạn đang có nhu cầu vay mua nhà/xe/ vay tín chấp trả góp? Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!
15/09/2020
11/09/2020
09/09/2020
13/09/2016
12/09/2016