05/10/2016
Giải đáp thắc mắc về việc thành lập, vốn điều lệ & trụ sở của Quỹ tín dụng nhân dân.
Căn cứ vào khoản 6 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì:
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã, nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012 thì:
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng như cầu chung của thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hơn tác xã.
--> Từ những khái niệm trên, quỹ tín dụng nhân dân hoạt động dưới hình thức hợp tác xã nên việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân không bị pháp luật cấm. Do đó, trong một xã có thể thành lập thêm một quỹ tín dụng nhân dân.
Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân là tổng số vốn góp của các thành viên góp và được ghi vào điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
Pháp luật không quy định mức tối thiểu quỹ tín dụng nhân dân mà chỉ quy định mức vốn góp xã định tư cách thành viên của quỹ tín dụng. Căn cứ vào khoản 1 Điều 28 Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định về quỹ tín dụng nhân dân thì:
Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu là 300.000 đồng
Mức vốn góp thường niên tối thiểu là 100.000 đồng.
Tổng mức góp vốn tối đa của một thành viên quỹ tín dụng nhân dân không được vượt quá 10% vốn điều lệ quỹ tín dụng vào thời điểm góp.
Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động như hợp tác xã nên cũng được hưởng các ưu đãi như hợp tác xã. Trong trường hợp về tín dụng thì nhà nước không có ưu đãi về cấp đất cho quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, do quỹ tín dụng nhân dân hoạt động tối đa 50 năm, nên người đại diện của các thành viên trong quỹ tín dụng có quyền xin Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 31 Thông tư 04/2005/TT-NHNN thì đối với cá nhân điều kiện để góp vốn thành lập quỹ tín dụng phải là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có hộ khẩu và thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Với hộ gia đình và pháp nhân cũng yêu cầu phải có trụ sở tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Do đó người của địa phương khác không thể thành lập quỹ tín dụng nhân dân tại địa bàn khác.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 4, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Theo đó, để thành lập được một quỹ tín dụng buộc gia đình bạn phải thành lập một hợp tác xã đáp ứng các điều kiện mà Ngân hàng Nhà nước công bố được quy định cụ thể tại Điều 10, Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2015.
Bạn đang có nhu cầu mở thẻ tín dụng?
Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!
Chủ đề được quan tâm
15/09/2020
Logo kỷ niệm 100 năm thành lập được trang trí khắp xe sẽ là điểm nhấn làm nên sự khác biệt cho chiếc Mazda 3 và MX-5 phiên bản giới hạn lần này.
11/09/2020
Không cần di chuyển tới showroom, người mua xe tại Philippines có thể ở nhà và viếng thăm bất cứ đại lý nào của Toyota chỉ với vài cú click chuột.
09/09/2020
Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, hãng xe MG Philippines có sáng kiến hỗ trợ khách hàng kiểm tra xe ô tô tại nhà thông qua cuộc gọi video.