22/09/2016
Nhiều người Do Thái sau khi thành công ở nước ngoài đã quay về hỗ trợ các start-up trong nước, góp phần không nhỏ vào sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của quốc gia.
Israel là đất nước rất nổi tiếng trên thế giới hiện nay với tên gọi "quốc gia khởi nghiệp". Dù dân số chưa đầy 8,5 triệu dân nhưng Israel có đến 6.500 doanh nghiệp với khoảng 1.000 công ty mới ra đời mỗi năm. Đây cũng là quốc gia đứng đầu thế giới về thu hút đầu tư mạo hiểm (không tính Hoa Kỳ), số lượng người đạt giải Nobel, năng lực đổi mới và đứng thứ 2 về tinh thần doanh nhân.
Điều gì đã tạo nên một Israel thành công đến như vậy?
“Chúng tôi trở thành quốc gia khởi nghiệp số 1 thế giới vì chúng tôi buộc phải đi lên, buộc phải sáng tạo, không còn giải pháp nào khác", đó là câu trả lời của ông Avi Luvton, Giám đốc Điều hành, Vụ Châu Á Thái Bình Dương. thuộc Uỷ ban sáng chế Israel.
Ông Avia Luvton kể, 45 năm trước, Israel không phải là quốc gia tri thức và chỉ được biết đến bởi một số sản phẩm nông nghiệp như cam cùng các loại hoa quả khác. Bên cạnh đó, tài nguyên thiên nhiên còn vô cùng khan hiếm, ngay đến nước cũng không đủ cho người dân sử dụng. Chính khó khăn và thiếu thốn đã thúc đẩy Israel xây dựng thành công hệ thống tái sử dụng nước, có công nghệ khử nước mặn, thậm chí còn xuất khẩu nước.
Lãnh đạo của Uỷ ban sáng chế Israe cũng cho hay, không giống như Việt Nam, dân số của Israel quá ít nên thị trường nội địa gần như không có. Vì vậy, mọi sản phẩm, dịch vụ đều phải đặt mục tiêu toàn cầu hóa.
Theo ông Avia Luvton, cần 5 yếu tố then chốt để hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp lành mạnh và bền vững. Đó là sự hỗ trợ của Chính phủ về vốn; xây dựng chính sách thúc đẩy môi trường hoạt động và đầu tư vào các start up (từ lúc hình thành ý tưởng, ban đầu hoạt động) thông qua các trung tâm nghiên cứu quốc gia, viện, trường. Khi các doanh nghiệp này lớn mạnh, sẽ thực hiện thoái vốn (nếu có) nhường lại cho khối đầu tư tư nhân vào.
Ông Avia Luvton cũng nhấn mạnh chính khởi nghiệp đã trở thành động lực để đổi mới sáng tạo tại Israel. Hiện nay, nền kinh tế của nước này dựa vào 3 yếu tố là nguồn nhân lực, kiến thức và sự đổi mới.
Phát biểu tại hội thảo “Tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - bài học thực tiễn từ Israel” diễn ra ngày 21/9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng "Israel được coi là một quốc gia khởi nghiệp thành công trên thế giới và Việt Nam cần học tập cả về lý luận, thực tiễn của quốc gia này".
Theo ông Mai Duy Quang, Phó chủ tịch VINASA, nhiều doanh nhân Israel sau khi thành công ở nước ngoài đã quay về hỗ trợ các start-up trong nước. Điều đó góp phần không nhỏ vào sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của quốc gia Do Thái và Việt Nam nên học tập điều đó.
Ông Nguyễn Trường Thắng, Viện trưởng Viện CNTT Việt Nam cũng đánh giá cao môi trường khởi nghiệp của Israel khi trong năm 2015, đã có 104 thương vụ thoái vốn thành công với giá trị 9,02 tỷ USD.
Tuy nhiên, ông Thắng cho rằng khoảng cách giữa Việt Nam và Israel "còn quá xa". "Các tập đoàn hàng đầu thế giới như Google, Facebook... đều đầu tư vào R&D tại Israel. Trong khi đó, ở Việt Nam chưa có được thuận lợi này. Tập đoàn Samsung đã đầu tư vào R&D tại nước ta nhưng vẫn còn hạn chế.", ông Thắng nói.
BàEsther Barak Landes - CEO Niesel Innovate Fund cho biết ngay lần đầu tiên đến Việt Nam bà đã rất ngạc nhiên với phong trào khởi nghiệp tại đây. Nhưng từ kinh nghiệm phát triển khởi nghiệp tại Israel, bà nhận thấy Việt Nam đang thiếu những quy định về việc thu hút, giữ chân các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần ....
“Với 92 triệu dân,Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn, nhưng sẽ không thể thành công nếu như tách biệt với thế giới. Chính phủ cần tạo dựng khung pháp lý, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể kết nối với phần thế giới còn lại”, bà Esther chia sẻ.
Bạn đang có nhu cầu mở thẻ tín dụng?
Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!
Chủ đề được quan tâm
15/09/2020
Logo kỷ niệm 100 năm thành lập được trang trí khắp xe sẽ là điểm nhấn làm nên sự khác biệt cho chiếc Mazda 3 và MX-5 phiên bản giới hạn lần này.
11/09/2020
Không cần di chuyển tới showroom, người mua xe tại Philippines có thể ở nhà và viếng thăm bất cứ đại lý nào của Toyota chỉ với vài cú click chuột.
09/09/2020
Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, hãng xe MG Philippines có sáng kiến hỗ trợ khách hàng kiểm tra xe ô tô tại nhà thông qua cuộc gọi video.
21/09/2016
21/09/2016