19/10/2019
Ngược chiều thế giới, lãi suất huy động của Việt Nam không giảm. Thậm chí, một số công ty chứng khoán còn dự báo, sẽ có những đợt tăng lãi suất huy động mới trong thời gian tới. TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV trao đổi về vấn đề này.
Hạ lãi suất đang là xu hướng trên thế giới. Theo tính toán của chúng tôi, đã có 2/3 ngân hàng trung ương các quốc gia trên thế giới hạ lãi suất tính đến thời điểm này. Đặc biệt, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất với USD tác động tích cực đến tỷ giá và lạm phát nước ta. Tuy nhiên, việc Fed và các nước hạ lãi suất lại không mấy tác động tới lãi suất tiền đồng. Thực tế, từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động vẫn tiếp tục nhích nhẹ, dù diễn ra cục bộ ở một số ngân hàng, mức tăng dao động từ 0,2% đến hơn 1,1%/năm.
Biến động lãi suất huy động đợt này không phản ánh tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng vì chỉ xảy ra cục bộ. Theo tôi, các ngân hàng tăng lãi suất thời gian qua chủ yếu để cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đảm bảo thực hiện các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cụ thể là quy định giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và đáp ứng chuẩn Basel II. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần huy động để bổ sung nguồn vốn ngắn cho vụ mùa cho vay cuối năm.
Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng muốn tiếp tục giữ ổn định thị trường tiền tệ, tăng sức hấp dẫn của tiền đồng thì phải duy trì mức độ chênh lệch nhất định giữa lãi suất tiền đồng với USD để người dân không găm giữ ngoại tệ. Đây cũng là một trong những lý do khiến lãi suất khó giảm.
Ngày 16/9, NHNN đã giảm lãi suất điều hành, chủ yếu điều hòa thanh khoản và giảm chi phí một phần cho các ngân hàng thương mại. Cụ thể, tổ chức thương mại yếu kém có thể vay NHNN dưới dạng tái cấp vốn, vay liên ngân hàng qua đêm…
Tuy nhiên, việc cho vay này chỉ giới hạn ở những trường hợp nhất định và mức vay không nhiều. Chính vì vậy, quyết định giảm lãi suất điều hành của NHNN không tác động lớn đến thị trường 1 (giữa ngân hàng và dân cư, tổ chức kinh tế) cũng như mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường.
Theo Quyết định 986/QĐ-TTg về Chiến lược Phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thì đến năm 2020, phấn đấu chỉ 12-15 ngân hàng đạt chuẩn Basel II. Hơn 20 ngân hàng còn lại được kéo dài thời gian đến năm 2025.
Với đa phần các ngân hàng còn lại, việc tăng vốn trung, dài hạn để đáp ứng chuẩn Basel II không dễ, nhất là tăng vốn cấp 1 (bằng cách bán cổ phần). Việc tăng vốn cấp 2 dễ hơn, có thể thực hiện bằng phát hành trái phiếu, song cũng bị giới hạn ở tỷ lệ nhất định. Như vậy, áp lực tăng vốn để đạt chuẩn Basel II của hệ thống ngân hàng chưa thể giảm bớt vào năm 2020.
Theo tôi, thời gian tới, vẫn có thể có những đợt tăng lãi suất huy động nhẹ, diễn ra cục bộ. Tuy nhiên, lãi suất cho vay có thể được kiềm giữ theo chủ trương của Chính phủ. Nói chung, trong quý IV/2019 và năm 2020, theo tôi, giữ được ổn định mặt bằng lãi suất đã là một thành công, kỳ vọng lãi suất giảm khá khó.
>>> Xem thêm: Lãi suất tiết kiệm tháng 10/2019 - Cập nhật mới nhất từ các ngân hàng
Bạn đang có nhu cầu mở thẻ tín dụng?
Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!
Chủ đề được quan tâm
15/09/2020
Logo kỷ niệm 100 năm thành lập được trang trí khắp xe sẽ là điểm nhấn làm nên sự khác biệt cho chiếc Mazda 3 và MX-5 phiên bản giới hạn lần này.
11/09/2020
Không cần di chuyển tới showroom, người mua xe tại Philippines có thể ở nhà và viếng thăm bất cứ đại lý nào của Toyota chỉ với vài cú click chuột.
09/09/2020
Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, hãng xe MG Philippines có sáng kiến hỗ trợ khách hàng kiểm tra xe ô tô tại nhà thông qua cuộc gọi video.