0243 782 2888 support@topbank.vn

Giải đáp thắc mắc: Hồ sơ tín dụng bao gồm những giấy tờ gì?

10/08/2018

Hồ sơ tín dụng là các giấy tờ cần thiết bao gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản, giấy tờ tài chính cá nhân ... mà bất cứ khách hàng nào cũng cần chuẩn bị  trong cả quá trình vay vốn tại ngân hàng.

Hồ sơ tín dụng là gì? 

 

Hồ sơ tín dụng là hồ sơ vay vốn và trả nợ của một khách hàng bao gồm tất cả các thông tin về hiện tại cũng như trong quá khứ được ngân hàng yêu cầu khách hàng chuẩn bị khi có nhu cầu vay tín dụng ngân hàng. Khoản vay này có thể là vay tín chấp hoặc vay thế chấp và áp dụng với các hình thức như: vay mua nhà, vay mua xe, vay tiêu dùng,.... Ngoài ra sẽ có thêm một số giấy tờ sẽ được ngân hàng đưa ra đối với khách hàng sau khi đã giải ngân khoản vay vốn tới tay khách hàng. 

 

Hồ sơ vay tín dụng - ảnh minh họa

 

Hồ sơ tín dụng

 

Hồ sơ vay vốn tín dụng

 

Hồ sơ tín dụng của khách hàng khi vay vốn luôn bao gồm các phần là hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài chính và hồ sơ tài sản đảm bảo (với vay thế chấp). Mỗi loại giấy tờ tín dụng đều có công dụng riêng giúp ngân hàng đảm bảo thông tin, mục đích vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Cụ thể: 

 

Thứ nhất, hồ sơ pháp lí

 

Hồ sơ pháp lí bao gồm tất cả các thông tin nhân thân giúp cung cấp những cơ sở đầu tiên để ngân hàng xác minh và đảm bảo cho khoản vay tín dụng. Hồ sơ pháp lí sẽ bao gồm: 

 

- CMND/Hộ chiếu của người vay (còn thời hạn)

- Bản công chứng 2CMND/Hộ chiếu của người kết hôn với người đứng tên vay (còn thời hạn) - Bản công chứng.

- Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân (Giấy xác nhận độc thân/Đăng ký kết hôn) - Bản công chứng.

- Sổ hộ khẩu/KT3 của người vay & người hôn phối (trường hợp 2 người có tên trên 2 sổ hộ khẩu khác nhau thì bổ sung cả 2 sổ) - Bản công chứng.

 

>>>> Xem thêm: Quy trình tín dụng là gì? Tìm hiểu sơ đồ quy trình tín dụng

 

Thứ hai, hồ sơ vay vốn 

 

Hồ sơ vay vốn giúp ngân hàng thẩm định được mục đích sử dụng vốn của khách hàng gồm có: 

 

- Đơn đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng - Bản gốc

- Hợp đồng đầu vào và giấy tờ của tài sản cần mua - Bản công chứng

- Với khách hàng vay mua nhà/đất: Hợp đồng mua bán nhà/đất và sổ đỏ nhà/đất cần mua

- Với khách hàng vay xây sửa nhà: Giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà; Bảng dự toán chi phí; Hợp đồng thi công xây dựng, sửa chữa nhà;

-Với khách hàng vay mua xe: Hợp đồng mua bán xe

- Với khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng cần: Bảng kê các khoản chi tiêu dùng

- Giấy tờ chứng minh phần vốn tự có (nếu có, tùy theo tiến độ hợp đồng đầu vào) - Bản gốc

- Hóa đơn, biên bản giữa 2 bên (nếu có) - Bản gốc

 

Với tất cả thông tin về pháp lí và mục đích sử dụng vốn trên, ngân hàng sẽ tra cứu được lịch sử tín dụng của khách hàng qua hệ thống CIC và xếp hạng tín dụng hiện nay của người vay vốn. Ngân hàng sẽ biên soạn và photo biên bản này (lưu hành nội bộ) và kẹp vào hồ sơ của khách hàng.

 

Thứ ba, hồ sơ chứng minh thu nhập

 

Hồ sơ chứng minh tài chính chính là các giấy tờ chứng minh khách hàng có nguồn trả nợ đối với khoản vay ngân hàng và nguồn trả nợ này liệu có đủ điều kiện vay không. Cụ thể: 

 

- Hợp đồng lao động (Nếu là cơ quan Nhà nước thì sẽ không có HĐLĐ mà thay vào đó là Quyết định tiếp nhận) - có xác nhận công ty

- Giấy xác nhận hệ số lương/quyết định bổ nhiệm (nếu có) - có dấu xác nhận công ty

- Sao kê lương (hoặc sao kê tài khoản nếu trả lương qua ngân hàng) 3 tháng gần nhất - có dấu xác nhận công ty (hoặc dấu đỏ ngân hàng)

- Hợp đồng cho thuê xe/nhà/đất kèm giấy tờ sở hữu tài sản cho thuê (nếu có) - Bản công chứng

- Hợp đồng lao động, xác nhận lương, sao kê lương 03 tháng của người đồng trách nhiệm trả nợ (nếu có) và phải có xác nhận dấu công ty giống người vay chính.

 

Thứ tư, hồ sơ tài sản đảm bảo

 

Tài sản đảm bảo là yếu tố cần thiết với các khách hàng vay vốn theo hình thức thế chấp bởi đây chính là nhân tố giúp giảm rủi ro cho khoản vay xuống mức thấp nhất đối với phía ngân hàng. Chính vì vậy lãi suất vay thế chấp luôn thấp hơn so với lãi suất vay tín chấp. 

 

Hồ sơ tài sản đảm bảo sẽ gồm có: 

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản bao gồm một số loại chủ yếu sau: 

  • Tài sản được đăng ký quyền sở hữu chính chủ: Bản chính quyền sở hữu tài sản của cá nhân khách hàng;
  • Máy móc, phương tiện vận tải tàu thuyền: giấy phép lưu hành và giấy chứng nhận đăng ký của khách hàng;
  • Tài sản nhà đất, BĐS: Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất và một số giấy tờ liên quan đến tài sản đó;
  • Các chứng từ có giá như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu....

- Đối với TSĐB cần đóng bảo hiểm sẽ có thêm: Giấy chứng nhận về bảo hiểm và chuyển quyền thụ hưởng cho ngân hàng.

 

Hồ sơ tải sản đảm bảo - ảnh minh họa

 

Hồ sơ tài sản đảm bảo

 

>>>> Click ngay: Giải đáp thắc mắc: Rủi ro tín dụng là gì? Và các vấn đề liên quan

 

Hồ sơ giải ngân và kiểm tra sau vay

 

 Trước khi giải ngân khoản vay cho khách hàng, ngân hàng sẽ đưa ra thêm: hợp đồng thế chấp, đơn đăng kí giao dịch bảo đảm kèm theo đó là ảnh chụp TSĐB và chủ tài sản, vị trí tài sản đảm bảo, hiện trạng (với phương tiện vận tải) để hoàn tất việc thẩm định vay vốn. 

 

Hồ sơ giải ngân khoản vay đối với khách hàng được xét duyệt vay vốn sẽ gồm: hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, ủy nhiệm chi/ hoặc giấy rút tiền. 

 

Trong quá trình đã nhận vốn vay, khách hàng cũng cần phải cung cấp các thông tin để ngân hàng kiểm tra sau vay như: Biên bản kiểm tra mục đích sử dụng vốn + Chứng từ chứng minh (VD: Vay mua xe thì phải photo Giấy XN xe đã sang tên. vay mua nhà thì phải photo lại Sổ đỏ đã sang tên, vay tiêu dùng thì phải có hoá đơn mua sắm trang thiết bị....) để chứng minh thông tin đã khai báo ban đầu khi vay vốn là chính xác.  Đồng thời sẽ có thêm biên bản định giá lại TSBĐ (định kỳ 3-6-12 tháng tuỳ loại TSBĐ và tuỳ ngân hàng)

 

Với các khách hàng vay quá hạn và không trả ngân hàng sẽ đưa ra thông báo nhắc nợ và biên bản làm việc, hoặc giấy mời làm việc. 

 

Lưu ý với tất cả các giấy tờ cần công chứng thì thời điểm công chứng/ chứng thực gần nhất không quá 6 tháng. Với giấy tờ bản gốc thì phải có dấu đỏ và chữ kỹ tươi. 

Với 4 mục danh mục hồ sơ như trên và ngoài ra tùy từng đặc thù của khách hàng và ngân hàng có thể phát sinh thêm các giấy tờ cần thiết khác. 

 

Hi vọng với các thông tin về bài viết Hồ sơ tín dụng là gì giúp khách hàng hiểu thêm về các thủ tục cần thiết trong quá trình vay vốn tại các ngân hàng hiện nay. 

Mọi thắc mắc hay yêu cầu tư vấn khoản vay tiêu dùng hay bất kì vấn đề tín dụng, bạn vui lòng liên hệ qua hotline (024) 3 7822 888 để được tư vấn cụ thể nhé

 

Theo thị trường ngân hàng

Tư vấn khoản vay

Bạn đang có nhu cầu vay mua nhà/xe/ vay tín chấp trả góp? Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!

Bài viết được quan tâm

Chủ đề được quan tâm

Lãi suất ngân hàng

Ngân hàng tiêu biểu

Bài viết liên quan

Chat với Topbank.vn