23/04/2018
Tuy đã kéo giảm nhưng tỷ lệ cho vay kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ tín dụng tại các ngân hàng như Sacombank, Techcombank, LienVietPost Bank và Kienlongbank vẫn vượt 10%.
Trong số các bản trình bày Báo cáo tài chính kiểm toán và báo cáo quý IV/2017 của 20 ngân hàng, có 3 ngân hàng gồm Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Nam Á (NamA Bank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vẫn công bố báo cáo tài chính tóm tắt. Riêng ngân hàng OCB chỉ công bố Báo cáo tài chính kiểm toán tóm tắt trong nhiều năm liên tiếp.
17 ngân hàng còn lại công bố báo cáo tài chính có thuyết minh. Trong đó, VietA Bank trình bày cơ cấu cho vay theo ngành khá sơ sài. Cụ thể, ngân hàng này chỉ trình bày số liệu cho vay của 4 nhóm ngành lớn chiếm 32,54% tổng dư nợ cho vay là nông nghiệp, lâm nghiệp; ngành thương mại, sản xuất và chế biến; phần còn lại là cho vay cá nhân và ngành nghề khác.
Tuy vậy, qua số liệu phân tích cơ cấu nợ vay theo đối tượng khách hàng của VietA Bank cũng dễ nhận thấy: cho vay cá nhân và khách hàng khác tại ngân hàng này chỉ chiếm 13,72% tổng dư nợ. Như vậy, VietA Bank đã không phân loại trên thuyết minh báo cáo tài chính khoảng trên 50% tổng dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế.
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cho vay kinh doanh bất động sản của các ngân hàng trong năm 2016-2017
Cập nhật mới nhất tin tức tài chính - ngân hàng ngay tại đây
Tương tự, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng chỉ thể hiện 4 nhóm ngành hàng có số liệu chi tiết cho vay, chiếm 36,19%. Phần còn lại chiếm 63,81% dư nợ là cho vay cá nhân và ngành khác. Bên cạnh đó, phần thuyết minh phân tích nợ vay theo khách hàng cũng thể hiện rằng có tới 63,49% dư nợ cho vay tại VIB là dành cho cá nhân và cho vay khác.
Trong khi đó, tổng dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản của 15 ngân hàng còn lại tại ngày 31/12/2017 là hơn 163.160 tỷ đồng. So với năm 2016, con số này đã tăng khoảng 2.033 tỷ đồng, tương đương hơn 4,3% tổng dư nợ cho vay. VietinBank và Vietcombank là 2 ngân hàng có dư nợ cho vay bất động sản không đáng kể, do đó đã trình bày chung với số liệu cho ngành khác vay.
Đáng chú ý, nếu chỉ tính riêng số liệu của 13 ngân hàng có trình bày dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản thì tổng dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản trung bình đạt khoảng 6,7% tổng dư nợ cho vay các ngành nghề và cá nhân. Con số này giảm đáng kể so với năm 2016 (7,9%).
5 ngân hàng đứng đầu trong top cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng cao có thể kể tới: Sacombank (17,6%); Techcombank (12,6%); LienVietPost Bank (11,6%); Kienlongbank (10,1%) và VPBank (8,5%).
Trong số 5 ngân hàng nói trên, chỉ có LienVietPost Bank ghi nhận tăng nhẹ tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản, còn lại 4 ngân hàng đều có sự sụt giảm mạnh về tỷ lệ cho vay kinh doanh bất động sản. Riêng VPBank, tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản đã được kéo giảm xuống dưới mức 10% trong khi vào năm 2016 tỷ lệ này là 11,7%.
Ngoài ra, có 3 ngân hàng khác tuy tăng tỷ lệ cho vay kinh doanh bất động sản nhưng vẫn dưới ngưỡng 10% tổng dư nợ, gồm ABBank; HDBank, và SHB.
Theo số liệu thống kê về dư nợ vay ngắn và dài hạn của 76 doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết trên sàn do BizLIVE thống kê trước đó, tại thời điểm ngày 30/6/2017, tổng dư nợ vay ngắn và dài hạn của các doanh nghiệp nói trên vào khoảng 96.242 tỷ đồng.
Theo BizLIVE
Bạn đang có nhu cầu mở thẻ tín dụng?
Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!
Chủ đề được quan tâm
15/09/2020
Logo kỷ niệm 100 năm thành lập được trang trí khắp xe sẽ là điểm nhấn làm nên sự khác biệt cho chiếc Mazda 3 và MX-5 phiên bản giới hạn lần này.
11/09/2020
Không cần di chuyển tới showroom, người mua xe tại Philippines có thể ở nhà và viếng thăm bất cứ đại lý nào của Toyota chỉ với vài cú click chuột.
09/09/2020
Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, hãng xe MG Philippines có sáng kiến hỗ trợ khách hàng kiểm tra xe ô tô tại nhà thông qua cuộc gọi video.