0243 782 2888 support@topbank.vn

“Lạt mềm buộc chặt”: Tuyệt chiêu của các bà vợ khôn khéo quản lý tài chính đức lang quân

13/09/2016

Sợ đức lang quân vung tay quá trán? Muốn chuyển khoản gánh nặng chi tiêu một phần cho chồng? Các chị em hãy thử áp dụng những cách “lạt mềm buộc chặt” dưới đây!

Đàm phán nghĩa vụ tài chính ngay từ đầu

Ngay từ khi mới kết hôn, bạn nên thảo luận thẳng thắn với chồng về vấn đề tài chính trong gia đình. Hai vợ chồng nên thống nhất từng “điều khoản” càng chi tiết càng tốt, chẳng hạn như: hàng tháng mỗi người đóng góp “ngân sách chung” bao nhiêu, ai chịu trách nhiệm quản lý “ngân sách”, hạn mức chi tiêu như thế nào… Ngoài khoản đóng góp chung này, mỗi người có thể giữ riêng cho mình một khoản nhỏ để phục vụ chi tiêu cá nhân, nhưng cần phải được “minh bạch hóa”.

 

Là một người vợ biết tiết kiệm

Rất nhiều khi, sự “keo kiệt”, “biển thủ” của người chồng bắt nguồn chính từ sự chi tiêu hoang phí của vợ. Chẳng ông chồng nào lại muốn đặt hết thành quả lao động của mình vào tay một người tiêu tiền không biết “xót của”.

 

Do đó, nếu biết tiết kiệm, vun vén tài chính cho gia đình, chắc chắn bạn sẽ tạo dựng được niềm tin cho chồng. Trong một số trường hợp, có thể khéo léo thể hiện điều đó qua lời nói. Ví dụ như, khi được chồng tặng cho một chiếc túi hàng hiệu đắt tiền, dù rất thích nhưng sau khi trầm trồ hân hoan thì bạn cũng nên  xuýt xoa: “Túi này đẹp và xịn quá anh ạ, em thích lắm nhưng mà cũng hơi xót tiền anh nhỉ!” Nghe được câu nói đó, chồng bạn không chỉ tự hào vì đã làm vợ vui mà còn hiểu rằng bạn cũng là người biết tằn tiện. Từ những lần như vậy, chắc chắn ông xã sẽ tin tưởng bạn hơn khi trao trọn quyền quản lý tiền bạc của gia đình cho bạn.

 

Rủ chồng cùng đi mua sắm đồ dùng gia đình

Nhiều người đàn ông có suy nghĩ rằng, việc chợ búa, mua sắm vật dụng lẻ tẻ hàng ngày trong gia đình không đáng là bao, và số tiền mà họ chu cấp cho gia đình là đã đủ, thậm chí còn dư. Suy nghĩ vậy nên họ cứ đương nhiên cất tiền vào “quỹ đen”, trong khi người vợ thì xoay sở chóng mặt với hàng trăm thứ tiền “vụn vặt”.

 

Khi đó, tốt hơn hết là bạn nên rủ chồng cùng đi siêu thị vào những lúc rảnh rỗi, để anh ấy hiểu được việc mua sắm những vật dụng cần thiết cho gia đình tiêu tốn đến mức nào. Từng chai dầu ăn, túi bột giặt, lọ sữa tắm… cộng lại đều thành một số tiền không nhỏ. Nhận thức được điều đó, nếu là một người biết thông cảm cho vợ, chồng bạn sẽ tự hiểu phải có trách nhiệm hơn trong việc đóng góp tài chính cho gia đình.

 

Để chồng thiếu đồ dùng cá nhân

Nếu chồng bạn còn thiếu tinh ý, chưa biết thông cảm với vợ thì bạn đành phải dùng đến cách này. Hãy cố tình không mua một món đồ cá nhân nào đó, chẳng hạn như chiếc áo sơ mi hay một chiếc cà vạt đẹp để đi tiệc. Đến lúc chồng than với bạn là thiếu áo hay cà vạt, hãy khéo léo giải thích cho anh ấy hiểu rằng bạn đã rất muốn mua cho anh ấy từ lâu, nhưng số tiền bạn có chỉ đủ cho những chi tiêu cần thiết trong gia đình. Khi chính bản thân mình bị thiếu đồ dùng cá nhân, chồng bạn sẽ mau chóng hiểu rằng số tiền mình đóng góp là chưa đủ.

 

Để chồng thử quản lý ngân sách gia đình

Đây là một chiêu khá “độc” mà nhiều phụ nữ lựa chọn. Cách hay nhất để khiến chồng bạn thấu hiểu những khó khăn mà bạn đã trải qua, chính là để anh ấy tự tay đảm nhiệm công việc “áp lực” này. Hãy đổi vai cho nhau! Hàng tháng, bạn chỉ việc nộp tiền (đúng ở mức mà chồng bạn thường nộp) vào “ngân sách”, cho chồng quản lý toàn bộ ngân sách này để chồng tự đưa ra phương án chi tiêu hợp lý cho cả gia đình. Đa phần đàn ông không khéo léo bằng phụ nữ, do đó, khả năng  cao là chồng bạn sẽ khá chật vật trong việc chi tiêu hợp lý cho gia đình. Sau khi “nếm mùi”, chồng bạn sẽ hiểu và thông cảm cho bạn hơn, có khi chẳng cần đợi bạn lên tiếng mà anh ấy cũng sẽ tự động đóng góp thêm kha khá tiền vào ngân sách.

 

Chuyển giao trách nhiệm cho chồng

Với những ông chồng cứng đầu, không muốn bị vợ quản lý tài chính, bạn hãy khéo léo “buộc” vào cổ chàng những khoản tiền cụ thể, ví dụ như: tiền điện, tiền nước, tiền mạng, tiền học thêm của con, tiền đi mừng đám cưới, tiền bảo dưỡng xe… Những khoản tiền này cũng tiêu tốn không ít ngân sách hàng tháng của mỗi gia đình. Vậy nên, chuyển giao trách nhiệm sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng sinh hoạt phí; đồng thời không gây mâu thuẫn cho cả hai.

 

1

 

Gửi tiết kiệm

Hai vợ chồng nên lập một sổ tiết kiệm chung, hoặc tạo một tài khoản ở ngân hàng và quy định mỗi tháng phải chuyển vào đó bao nhiêu tiền. Cùng thống nhất với nhau về thời hạn gửi tiết kiệm (1 năm, 5 năm, 10 năm…) và cố gắng thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra. Việc này sẽ giúp cả gia đình có được một khoản tiền dự phòng cho những trường hợp cần thiết sau này.

 

Tất nhiên, trước khi gửi tiết kiệm, hai vợ chồng nên tham khảo kỹ lưỡng về gói tiết kiệm, lãi suất tiền gửi của từng ngân hàng để tối ưu hóa lợi ích của mình. Có thể tìm hiểu, đối chiếu chính sách của các ngân hàng tại các website tổng hợp như topbank.vn.

 

Dùng “mỹ nhân kế” với tín đồ nhậu

Rất nhiều bà vợ bó tay và vô cùng chán nản với những ông chồng hay nhậu, tiêu rất nhiều tiền cho các cuộc nhậu. Trong trường hợp không mấy vui vẻ này, bạn có thể bảo chồng cấp kinh phí để tự tổ chức các cuộc nhậu tại nhà. Ăn ở nhà bao giờ cũng rẻ, ngon và đảm bảo hơn; hơn nữa còn tránh được cả tình trạng say quá mà quên lối về. Nếu bạn may mắn thì biết đâu, sau một vài lần thấy vợ tận tình chuẩn bị và dọn dẹp vất vả, các ông chồng sẽ hạn chế việc nhậu nhẹt hơn. Một mũi tên trúng cả hai đích như vậy thì còn gì bằng!

 

Mạnh tay với ông chồng cả nể

Đàn ông hết lòng vì anh em và bạn bè, còn phụ nữ coi gia đình là trên hết. Chính vì sự khác nhau này mà nhiều bà vợ điên đầu vì có ông chồng cả nể. Khi anh em, bạn bè khó khăn, nhiều người đàn ông thường mang tiền cho hoặc cho vay, rồi đến lúc gia đình mình cần thì lại chưa đòi được nợ.

 

Với những ông chồng như thế này, các bà vợ không nên làm om sòm làm gì, vì có làm vậy cũng chẳng thay đổi được hiện trạng mà chỉ gây thêm mâu thuẫn giữa hai vợ chồng. Cách tốt nhất trong trường hợp này là bạn nên trình bày ngọn ngành với chồng về những khoản thiếu hụt của gia đình, giải thích rằng hàng tháng có rất nhiều khoản phát sinh ngoài dự tính, từ đó yêu cầu chồng đóng góp nhiều hơn vào ngân sách.

 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nói chuyện lịch sự và khéo léo “nhắc nhở” những người đã mượn tiền của chồng mà cố tình không trả. Có thể họ sẽ không trả tiền lại cho chồng bạn lần này, nhưng lần sau cũng sẽ không dám mượn tiền của chồng bạn nữa.

Tư vấn gói sản phẩm

Bạn đang có nhu cầu mở thẻ tín dụng?
Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!

Bài viết được quan tâm

Chủ đề được quan tâm

Lãi suất ngân hàng

Ngân hàng tiêu biểu

Bài viết liên quan

Mazda 3 và MX-5 phiên bản kỷ niệm 100 năm thành lập ra mắt tại Philippines

Mazda 3 và MX-5 phiên bản kỷ niệm 100 năm thành lập ra mắt tại Philippines

15/09/2020

Logo kỷ niệm 100 năm thành lập được trang trí khắp xe sẽ là điểm nhấn làm nên sự khác biệt cho chiếc Mazda 3 và MX-5 phiên bản giới hạn lần này.  

Toyota Philippines cung cấp trải nghiệm showroom thực tế ảo 3D mùa Covid

Toyota Philippines cung cấp trải nghiệm showroom thực tế ảo 3D mùa Covid

11/09/2020

Không cần di chuyển tới showroom, người mua xe tại Philippines có thể ở nhà và viếng thăm bất cứ đại lý nào của Toyota chỉ với vài cú click chuột.  

MG Philippines cung cấp dịch vụ kiểm tra ô tô online trong mùa Covid

MG Philippines cung cấp dịch vụ kiểm tra ô tô online trong mùa Covid

09/09/2020

Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, hãng xe MG Philippines có sáng kiến hỗ trợ khách hàng kiểm tra xe ô tô tại nhà thông qua cuộc gọi video.  

Chat với Topbank.vn