18/07/2017
Điểm nổi bật trong thời gian đây, bên cạnh việc cổ phiếu ngân hàng đang dần lấy lại phong độ cổ phiếu vua một thời thì lợi nhuận ngân hàng cũng đang tìm về quá khứ hoàng kim.
Mặc dù chưa đến thời điểm các ngân hàng công bố BCTC quý II/2017, song với những kết quả dự tính, nhiều nhà băng đang khấp khởi mừng vì thắng lợi nửa đầu năm.
Cụ thể, sau 6 tháng đầu năm 2017, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) tăng trưởng 14% so với thời điểm cuối năm 2016, đạt 72.755 tỷ và tăng 34,8% so với cùng kỳ; tổng dư nợ thị trường 1 tăng trưởng 13,5% so với cuối năm 2016 và gần 25% so với cùng kỳ, đạt hơn 44.960 tỷ đồng; tổng huy động thị trường 1 tăng hơn 11% so với năm 2016, và hơn 32% so với cùng kỳ, đạt hơn 51.300 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu giảm về mức 1,67% (bao gồm cả nợ VAMC là 2,61%); đặc biệt là lợi nhuận trước thuế đạt 494 tỷ đồng, cao hơn (+2%) lợi nhuận năm 2016, nếu so với cùng kỳ thì đạt gấp đôi (2,1 lần).
Cùng với chính sách duy trì các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, OCB tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu trở thành ngân hàng đa năng dẫn đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ bằng cách tăng cường năng lực phục vụ khách hàng, phát triển sản phẩm, quản trị rủi ro, tự động hóa các quy trình, dịch vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng. Một số sản phẩm của ngân hàng đang được thị trường đón nhận tốt như sản phẩm vay mua nhà, mua ô tô, vay kinh doanh...
Xem thêm: So sánh lãi suất vay mua nhà
So sánh lãi suất vay mua xe các ngân hàng
Đến hết 6 tháng đầu năm 2017, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đạt lợi nhuận trước thuế 483 tỷ đồng, thực hiện được 62% kế hoạch lợi nhuận năm đề ra là 780 tỷ đồng.
Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank), tính đến hết ngày 30/6/2017, tổng tài sản của Sacombank đạt 352.683 tỷ đồng, tăng 7,1% so đầu năm. Cho vay khách hàng và huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư lần lượt đạt 212.538 tỷ đồng và 317.491 tỷ đồng, tăng 10,1% và 9,7% so với đầu năm 2017. Đáng chú ý, lợi nhuận trước trích lập dự phòng của Sacombank đạt 490 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 428 tỷ đồng, tăng 70,4% so với cùng kỳ 2016.
Mới đây, Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) cũng đã công bố tình hình kinh doanh sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế trước dự phòng của ngân hàng đạt 8.058 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ 2016. Lợi nhuận trước thuế đạt 5.054 tỷ đồng, tăng 20,5% so cùng kỳ 2016, thực hiện 53,2% kế hoạch 2017.
Có thể bạn quan tâm: Ưu đãi vay vốn Vietcombank - Thương hiệu ngân hàng giá trị nhất Việt Nam 2017
Trao đổi với chúng tôi, TS. Cấn Văn Lực – chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng lợi nhuận ngân hàng năm 2017 sẽ khả quan hơn. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) của năm 2016 ở mức 6,5% và dự đoán ROE năm nay sẽ trên mức 7%. Có thể nói chỉ số ROE phản ánh một cách trung thực nhất về chất lượng tài sản các Ngân hàng trong khi chỉ số nợ xấu vẫn là một dấu chấm hỏi…
Qua thực tiễn hoạt động, ngay từ năm 2016, ở một số ngân hàng đã có tỷ suất sinh lời cao lên đến 10% điển hình như Ngân hàng Phương Đông (OCB) đánh dấu sự gia tăng hiệu quả trong hoạt động sử dụng vốn kinh doanh. Và kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của OCB cho thấy chỉ số này tiếp tục được duy trì (ROE tương đương 10%), nếu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này, OCB có thể cán đích ROE đạt tới 20% vào cuối năm 2017.
Tại ACB, cuối năm 2016 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt lần lượt 0,61% và 9,87% và dự báo các tỷ lệ này sẽ tiếp tục được cải thiện trong năm nay.
Với những kết quả khả quan trong 2 quý đầu năm, chia sẻ với chúng tôi, lãnh đạo một ngân hàng cổ phần cho rằng, bức tranh lợi nhuận ngân hàng năm 2017 được dự báo tươi sáng ngay từ những ngày đầu năm, xu hướng dư nợ tín dụng vẫn trong đà tăng sẽ còn được phát huy và là một trong những yếu tố dự báo hứa hẹn bức tranh lợi nhuận năm 2017 có nhiều bất ngờ. Tuy vậy, công tác quản trị và thu hồi nợ cũng cần đầy mạnh.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đang chuẩn bị cho việc triển khai Basel II theo lộ trình và các quy định/hướng dẫn liên quan của NHNN. Triển khai Basel II giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn, lành mạnh hơn do trình độ quản trị rủi ro được tăng cường, các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là mô hình rủi ro và xếp hạng nội bộ được chủ động áp dụng; đồng thời, nguồn vốn được quản lý một cách hiệu quả hơn, vẽ nên một bức tranh toàn diện với đầy đủ mảng sáng, mảng tối về hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị, giúp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định phù hợp.
Phía Vietcombank cho biết một số mô hình quản trị rủi ro đang được ngân hàng áp dụng thử nghiệm. Lãnh đạo ngân hàng OCB cho biết ngân hàng đang trong giai đoạn hoàn thiện những bước cuối cùng cho việc tiên phong triển khai dự án Basel II trên toàn hệ thống. Đồng thời, tiếp tục nỗ lực không ngừng để nâng cao các chỉ số kinh doanh trong những tháng tiếp theo.
Ngân hàng vẫn là ngành được đánh giá có triển vọng trong vài năm tới. Trong năm 2017, nhiều cơ hội kinh doanh sẽ đến với các ngân hàng tại Việt Nam hơn trong năm 2016. Các điều kiện ấy không chỉ mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho hệ thống mà còn giúp cho ngân hàng hoạt động ngày càng an toàn hơn và tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.
Theo Cafef
Bạn đang có nhu cầu mở thẻ tín dụng?
Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!
Chủ đề được quan tâm
15/09/2020
Logo kỷ niệm 100 năm thành lập được trang trí khắp xe sẽ là điểm nhấn làm nên sự khác biệt cho chiếc Mazda 3 và MX-5 phiên bản giới hạn lần này.
11/09/2020
Không cần di chuyển tới showroom, người mua xe tại Philippines có thể ở nhà và viếng thăm bất cứ đại lý nào của Toyota chỉ với vài cú click chuột.
09/09/2020
Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, hãng xe MG Philippines có sáng kiến hỗ trợ khách hàng kiểm tra xe ô tô tại nhà thông qua cuộc gọi video.
13/07/2017