11/05/2017
Đa số khách hàng vay vốn thường đăng ký vay với thời gian dài để giảm áp lực trả nợ, tuy nhiên với tâm lý "ngại nợ" hầu hết trong đó đều cố gắng trả trước hạn khi có được nguồn tài chính dồi dào. Ngược lại với tâm lý mong muốn trả nợ càng sớm càng tốt của khách hàng thì phía ngân hàng hoàn toàn không thích việc khách hàng trả nợ quá sớm.
Khách hàng A vay mua nhà 100 triệu trong 5 năm, lãi suất cố định 10%/năm tính theo dư nợ gốc. Theo đó, mỗi năm khách hàng A trả tiền gốc 20 triệu kèm 10 triệu tiền lãi chia đều cho 12 tháng. Tuy nhiên đến hết năm thứ 2, khách hàng có một khoản tài chính dư thừa và tất toán hết khoản vay.
Với ví dụ này, nếu khách hàng không tất toán khoản vay thì ngân hàng sẽ thu được 30 triệu tiền lãi cho 3 năm còn lại, nhưng trên thực tế thì số tiền nay sẽ không về lại ngân hàng nữa. Do đó, để đảm bảo nguồn thu của mình, ngân hàng sẽ áp dụng phí phạt trước hạn sao cho mức tiền phạt bằng hoặc thấp hơn một chút so với số tiền lãi ngân hàng đáng lẽ thu được.
Khi ngân hàng đồng ý giải ngân một khoản vay thì phải tính toán để cân đối nguồn vốn huy động của mình về lãi suất và kỳ hạn để đáp ứng yêu cầu của khoản vay. Khách hàng trả nợ quá sớm sẽ đẩy ngân hàng vào thế bị động khi điều tiết dòng tiền. Khi đó, việc quản lý lại của ngân hàng sẽ mất nhiều thời gian và tiêu tốn chi phí. Để bù vào khoản tiêu tốn đó, ngân hàng sẽ thu lại từ khách hàng qua hình thức thu phí phạt trả nợ trước hạn.
Như vậy, việc thu phí phạt trả nợ trước hạn là biện pháp cần thiết để ngân hàng bù đắp những khoản chi phí phát sinh, những rủi ro về lãi suất, cân đối nguồn vốn.
Khách hàng trả nợ trước hạn
Nhìn chung, phí tất toán trước hạn của các công ty tài chính thường cao hơn ngân hàng, và các khoản vay nhỏ (mua điện thoại, xe máy, laptop…) thường có mức phí cao hơn các khoản vay tín dụng hàng trăm triệu trở lên.
Home Credit: 15% trên số tiền gốc còn lại.
FE Credit: 5% trên số tiền gốc còn lại.
Prudential: 1% - 4% trên số tiền gốc còn lại.
Vietinbank: 2% số tiền gốc còn lại
Vietcombank: 0,5% - 1% số tiền gốc còn lại
Sacombank: 3% - 5% số tiền gốc còn lại
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là sau 1 khoảng thời gian nhất định của hợp đồng (thường là 1/2 thời hạn hợp đồng), các ngân hàng sẽ miễn phí trả nợ trước hạn cho khách hàng. Hiện nay, Eximbank là ngân hàng nổi bật bởi ưu đãi miễn phí trả nợ trước hạn. Bên cạnh đó Techcombank cũng sở hữu gói vay mua nhà miễn phí phạt trả nợ trước hạn từ năm thứ 2, hay VPBank, Shinhanbank và PVcombank đều áp dụng ưu đãi miễn phí trả nợ trước hạn từ năm thứ 5 trở đi.
Techcombank miễn phí phạt trả nợ trước hạn từ năm thứ 2 cho khách hàng vay mua nhà
Một số chuyên gia cho biết, nhiều người đi vay thường không nắm bắt được cách thức tính toán, tỷ lệ phạt, mức phạt trả nợ trước hạn là bao nhiêu. Thực tế, đa phần các ngân hàng, công ty tài chính sẽ không nêu cụ thể vấn đề này trong hợp đồng vay vốn mà chỉ quy định chung chung, mập mờ kiểu “mức phí phạt trả nợ trước hạn được áp dụng theo quy định của ngân hàng”. Do đó, khách hàng cần yêu cầu phía ngân hàng làm hợp đồng một cách thật chi tiết, nói rõ mức phí này để dự trù phương án trả nợ thích hợp, tránh mất thêm tiền một cách không đáng.
Xem thêm:
Vay ngân hàng - Nên lựa chọn lãi suất cố định hay thả nổi
Lý do bạn bị từ chối khi làm hồ sơ vay tín chấp
Bạn đang có nhu cầu vay mua nhà/xe/ vay tín chấp trả góp? Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!
15/09/2020
11/09/2020
09/09/2020