13/09/2016
Vay mua nhà, vay mua xe, chi tiêu bằng thẻ tín dụng, vay vốn kinh doanh… là những nhu cầu vay vốn phổ biến của nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Song, không phải ai cũng hiểu rõ việc ngân hàng dựa trên những tiêu chí nào để xét duyệt các khoản vay của mình. Và yếu tố then chốt đó chính là điểm tín dụng.
Điểm tín dụng là một con số biểu thị tình hình “sức khỏe tài chính” của một cá nhân/doanh nghiệp, được đánh giá dựa trên việc phân tích hồ sơ tín dụng của cá nhân/doanh nghiệp đó từ các trung tâm thông tin tín dụng.
Theo đó, các trung tâm này sẽ thu thập thông tin về các khoản vay, tên người vay, tổ chức vay và quá trình thanh toán khoản vay đó; sau đó tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân/doanh nghiệp, cuối cùng căn cứ vào đó để chấm điểm dựa trên tiêu chuẩn quốc tế và các quy định hiện hành.
Số điểm tín dụng này sẽ được các ngân hàng, công ty tài chính sử dụng để đánh giá nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ việc cho vay cũng như giảm thiểu tổn thất từ nợ xấu; từ đó xác định những khách hàng đủ tiêu chuẩn được vay vốn, đồng thời đo lường mức lãi suất cũng như hạn mức tín dụng phù hợp.
Tại Việt Nam, có 2 cơ quan cùng hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thông tin tín dụng là: Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước (CIC) và Công ty cổ phần thông tin tín dụng Việt Nam (PCB - trung tâm thông tin tín dụng tư nhân, do 11 ngân hàng thương mại góp vốn thành lập).
Các yếu tố sẽ góp phần quyết định điểm tín dụng của một cá nhân/doanh nghiệp bao gồm: Lịch sử thanh toán nợ, Các khoản nợ hiện tại, Thời gian quan hệ tín dụng, Khoản vay tín dụng mới và Các khoản vay tín dụng phối hợp. Các yếu tố này sẽ được xem xét cùng với thông tin cá nhân của bạn (độ tuổi, thu nhập). Từ đó, người cho vay sẽ ước tính được mức độ rủi ro khi cho bạn vay tiền. Số điểm tín dụng càng cao, mức lãi suất mà bạn phải chịu càng thấp.
Lịch sử thanh toán nợ
35% số điểm tín dụng được đánh giá dựa trên lịch sử thanh toán nợ của bạn. Các hành vi thanh toán nợ trong quá khứ (đúng hạn hay trễ hạn) có ý nghĩa quyết định trong việc dự báo hành vi lâu dài trong tương lai.
Các khoản nợ hiện tại
30% số điểm tín dụng dựa trên việc sử dụng tín dụng của người vay. Nói cách khác, đó là tỉ lệ nợ tín dụng được tạo nên từ tổng số các khoản vay mà (các) ngân hàng đã cấp cho một cá nhân.
Chẳng hạn như, những người có thói quen tiêu dùng tối đa hạn mức thẻ tín dụng, hoặc những người chạm tới hạn mức tín dụng tối đa (khả năng vay vốn)... thường được coi là các đối tượng gặp khó khăn trong tài chính và khó trả được nợ.
Thời gian quan hệ tín dụng
15% số điểm tín dụng dựa vào “độ tuổi” tài khoản tín dụng của bạn, và thời gian kể từ lần giao dịch gần đây nhất. Lịch sử quan hệ tín dụng càng dài sẽ càng giúp các tổ chức tín dụng đánh giá hành vi tài tài chính của khách hàng một cách tổng thể và toàn diện hơn.
Như vậy, hai yếu tố Lịch sử thanh toán nợ và Các khoản nợ hiện tại đã cấu thành 2/3 số điểm tín dụng. Do đó, nếu trả góp hàng tháng đúng hạn và không mang dư nợ lớn, bạn đã nắm trong tay tới 2/3 khả năng có một số điểm tín dụng tốt. Biết trọng lượng khác nhau của các thành phần sẽ giúp bạn tự điều chỉnh để luôn duy trì tình hình tài chính cân bằng và hợp lý.
- Chậm hoặc không thanh toán tiền vay từ hai tháng liên tục trở lên.
- Chậm hoặc không thanh toán chi phí sử dụng/duy trì thẻ tín dụng.
- Mất khả năng thanh toán nợ vay dẫn đến tài sản thế chấp bị xử lý, gán nợ.
- Bị kiện ra toà do không thanh toán nợ với người khác/doanh nghiệp khác.
- Trước khi vay ngân hàng: Nên xem trước mình phải trả bao nhiêu mỗi tháng. Nên chọn mức vay mà chi phí trả nợ mỗi tháng không quá 50% thu nhập hiện tại, vì nếu chẳng may nguồn thu nhập của bạn bị sút giảm thì bạn vẫn có thể xoay xở để duy trì được việc trả nợ.
- Nếu lịch sử tín dụng trong 2 năm gần nhất không tốt: Không nên cố gắng đi vay. Bạn có thể tiêu tốn rất nhiều chi phí lót tay cho “cò tín dụng” để họ làm giả hồ sơ. Khi bị ngân hàng phát hiện, bạn có thể bị cho vào danh sách đen hoặc thậm chí gặp rắc rối pháp lý.
- Đối với các chủ thẻ tín dụng: Luôn trả hết nợ và không bao giờ sử dụng quá khả năng thanh toán trong tháng. Không nên mua vượt quá 50% hạn mức của thẻ để bảo đảm điểm tín dụng tốt.
- Nếu đang có khoản vay: Nên đặt lịch và theo dõi việc trả nợ đúng hạn.
Điểm tín dụng là kết quả của cả một quá trình và sẽ liên tục thay đổi. Do vậy, hãy luôn tính toán từng hành động nhỏ một cách đúng đắn để có một số điểm tín dụng tốt. Kể cả trong trường hợp điểm tín dụng hiện tại chưa tốt, bạn vẫn có cơ hội cải thiện dần dần để làm đẹp hồ sơ vay vốn hơn trong tương lai.
Bạn đang có nhu cầu mở thẻ tín dụng?
Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!
Chủ đề được quan tâm
15/09/2020
Logo kỷ niệm 100 năm thành lập được trang trí khắp xe sẽ là điểm nhấn làm nên sự khác biệt cho chiếc Mazda 3 và MX-5 phiên bản giới hạn lần này.
11/09/2020
Không cần di chuyển tới showroom, người mua xe tại Philippines có thể ở nhà và viếng thăm bất cứ đại lý nào của Toyota chỉ với vài cú click chuột.
09/09/2020
Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, hãng xe MG Philippines có sáng kiến hỗ trợ khách hàng kiểm tra xe ô tô tại nhà thông qua cuộc gọi video.