0243 782 2888 support@topbank.vn

Sai lầm về quản lý tiền bạc mà vợ chồng mới cưới dễ mắc phải

14/09/2016

Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn… Còn khi vợ chồng không thể hòa hợp với nhau, mâu thuẫn sẽ bắt đầu nảy sinh và ngày càng lớn. Đặc biệt, tài chính là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định “sức khỏe” của một cuộc hôn nhân. Dưới đây là những sai lầm thường thấy về chuyện quản lý tiền bạc mà những cặp vợ chồng mới cưới dễ mắc phải!

 

 

1. Không có kế hoạch chi tiêu cụ thể trong gia đình

Mặc dù đã kết hôn nhưng hai bạn vẫn giữ thói quen chi tiêu của những người độc thân. Hai vợ chồng không có một kế hoạch chi tiêu cụ thể, các khoản chi đều tùy hứng, tiện ai người đấy trả, đặc biệt là khi vẫn còn sống chung với bố mẹ. Chưa kể đến lối sống và cách chi tiêu khác nhau dẫn đến những hiểu lầm không cần thiết.

 

Việc không lập ngân sách gia đình sớm muộn sẽ gây ra mâu thuẫn về tiền nong với bố mẹ hoặc giữa hai vợ chồng với nhau. Do đó, lập kế hoạch chi tiêu cụ thể là điều không thể thiếu.

 

2. Trao toàn quyền quản lý tiền bạc cho một người

Đó có thể là người kiếm được nhiều tiền hơn hoặc người thạo hơn trong việc quản lý tiền bạc. Như vậy có vẻ dễ dàng hơn, nhưng thực chất sẽ gây ra nhiều vấn đề về lâu dài, bởi một người nắm hết chi tiêu và người còn lại không biết gì.

 

Như vậy, người quản lý ngân sách gia đình có thể phải chịu quá nhiều áp lực trong khi người bạn đời lại cảm thấy khó chịu vì không được tự chủ về tài chính. Chưa kể đến, trong trường hợp khẩn cấp, người không nắm rõ chi tiêu của gia đình sẽ không biết giải quyết vấn đề về tài chính như thế nào. Do đó, trách nhiệm tài chính được san sẻ đều giữa hai bên mới là nền tảng cho cuộc hôn nhân thành công.

 

Ví dụ, hai vợ chồng có thể phân chia rõ ràng về các “hạng mục tài chính” mà từng người phải đóng góp: nếu vợ phải chịu trách nhiệm về các khoản chợ búa, mua sắm đồ tiêu dùng trong gia đình thì chồng nên phụ trách các khoản như tiền điện, tiền nước, tiền học cho con… Như vậy, “nghĩa vụ” của cả hai sẽ được cân bằng, rõ ràng và minh bạch.

 

3. Không hiểu quan niệm về tiền bạc của bạn đời

Cách mỗi người nhìn nhận về tài chính được xây dựng bằng kinh nghiệm với tiền bạc từ nhỏ cho đến lớn.

 

Biết về quá khứ của người kia sẽ giúp bạn hiểu hơn về thái độ đối với tiền nong của bạn đời, từ đó khiến bạn có những biện pháp “xoa dịu” phù hợp.

 

Ví dụ, một anh chồng nghèo khó từ nhỏ, luôn luôn được cha mẹ nhắc nhở: “Nhà mình không có tiền đi ăn hàng đâu con”, thường có xu hướng thích đi ăn hàng vì điều đó khiến anh cảm thấy mình giàu có hơn. Vì thế, mỗi lần người vợ nói những câu tương tự sẽ tác động vào tâm lý của người chồng, khiến anh muốn làm ngược lại, dẫn đến sự cãi vã.

 

Nhưng khi người vợ hiểu nguồn gốc của hành vi này thì có thể tránh nói những câu như vậy, thay vào đó là những câu hỏi giải quyết vấn đề tế nhị hơn như: “Hồi bé anh tiêu tiền như thế nào? Điều này có ảnh hưởng gì tới quyết định hiện tại của anh bây giờ không?”.

 

Một ví dụ khác, một người vợ được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hỗ trợ về mặt tài chính ngay lập tức khi các thành viên trong gia đình cần.

 

Khi em ruột của cô cần tiền, cô đưa ngay tiền cho em mà không hỏi han chồng, và có thể người chồng sẽ bực mình khi biết chuyện vì đó là tiền chung của hai vợ chồng.

 

Vì vậy, việc xác định các giới hạn về mặt tài chính cũng là điều cần thiết đối với các cặp đôi mới cưới.

 

0

 

4. Dẫn theo nợ nần vào hôn nhân

Có hai trường hợp phổ biến:

 

Trường hợp 1: hai bạn chi quá nhiều cho đám cưới linh đình trong khi ngân sách eo hẹp. Thế là, sau khi cưới, hai vợ chồng phải “è cổ” trả nợ cho vài ngày xa xỉ đó.

 

Trường hợp 2: một số người đem những món nợ từ khi còn độc thân của mình vào cuộc hôn nhân, biến khoản nợ đó thành trách nhiệm chung của hai vợ chồng mà không thảo luận từ trước với người bạn đời của mình. Sẽ thật không công bằng khi đặt vợ/chồng của mình vào tình huống “sự đã rồi” như vậy.

 

5. “Đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”

Biết quản lý chi tiêu hiệu quả, tránh lãng phí là việc cần thiết, song, quá “chi li” sẽ gây phản tác dụng. Tất cả đều cần một thời gian để thích ứng với việc chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng của một cuộc sống chung, do đó, bạn không thể quá vội vàng áp đặt thói quen hay quan điểm của mình cho đối phương. Ngược lại, hãy học cách thương lượng và thỏa hiệp. Bí quyết để thảo luận thành công về tiền bạc với người bạn đời chính là kiên nhẫn. Đừng quên, bạn kết hôn với người bạn đời của mình không phải vì tiền.

 

6. Lập quỹ đen

Nền tảng của hôn nhân là sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Do đó, việc lén lút lập quỹ đen sẽ làm tổn thương niềm tin giữa hai người. Theo các chuyên gia, mọi quyết định liên quan đến tiền bạc nên được công khai và thống nhất giữa hai vợ chồng để tránh nghi ngờ và mâu thuẫn.

 

7. Không có quỹ dự phòng trường hợp khẩn cấp

Bạn còn trẻ, bạn mới kết hôn và còn chưa có gánh nặng gì, chưa nghĩ tới những rủi ro tài chính có thể xảy tới. Thế nhưng, cuộc sống vốn đầy biến động. Gia đình nhỏ của bạn luôn cần có một quỹ dự phòng trường hợp khẩn cấp bằng tiền mặt để đảm bảo chi trả sinh hoạt phí cho hai vợ chồng trong vòng từ 3-6 tháng khi có chuyện ngoài ý muốn xảy ra (chẳng hạn như mất việc, tai nạn…). Ngoài ra, các bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn mua các loại bảo hiểm cần thiết như một phương án đối phó với rủi ro.

 

Tư vấn gói sản phẩm

Bạn đang có nhu cầu mở thẻ tín dụng?
Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!

Bài viết được quan tâm

Chủ đề được quan tâm

Lãi suất ngân hàng

Ngân hàng tiêu biểu

Bài viết liên quan

Mazda 3 và MX-5 phiên bản kỷ niệm 100 năm thành lập ra mắt tại Philippines

Mazda 3 và MX-5 phiên bản kỷ niệm 100 năm thành lập ra mắt tại Philippines

15/09/2020

Logo kỷ niệm 100 năm thành lập được trang trí khắp xe sẽ là điểm nhấn làm nên sự khác biệt cho chiếc Mazda 3 và MX-5 phiên bản giới hạn lần này.  

Toyota Philippines cung cấp trải nghiệm showroom thực tế ảo 3D mùa Covid

Toyota Philippines cung cấp trải nghiệm showroom thực tế ảo 3D mùa Covid

11/09/2020

Không cần di chuyển tới showroom, người mua xe tại Philippines có thể ở nhà và viếng thăm bất cứ đại lý nào của Toyota chỉ với vài cú click chuột.  

MG Philippines cung cấp dịch vụ kiểm tra ô tô online trong mùa Covid

MG Philippines cung cấp dịch vụ kiểm tra ô tô online trong mùa Covid

09/09/2020

Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, hãng xe MG Philippines có sáng kiến hỗ trợ khách hàng kiểm tra xe ô tô tại nhà thông qua cuộc gọi video.  

Chat với Topbank.vn