0243 782 2888 support@topbank.vn

Giải ngân là gì? Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ giải ngân khi vay vốn

13/12/2019

Giải ngân là gì? Tại sao có những khách hàng khi vay vốn được giải ngân 1 lần, tại sao lại có những khách hàng phải chi nhỏ vốn vay để giải ngân nhiều lần.

 

1. Giải ngân là gì?

 

Giải ngân là thuật ngữ được sử dụng trong quá trình vay vốn giữa bên cho vay và bên vay. Theo đó nếu hiểu theo nghĩa đơn giản nhất giải ngân là việc bên cho vay cấp vốn, chuyển tiền cho bên vay theo hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận trước đó.

 

Giải ngân trong ngân hàng là gì

Giải ngân tiền mặt hoặc chuyển khoản

 

Giải ngân trong ngân hàng là gì?

 

Giải ngân là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong ngành ngân hàng. Sau khi khách hàng được ngân hàng xét duyệt hồ sơ sẽ tiến hành ký hợp đồng, giải ngân vốn vay. Việc giải ngân được thực hiện ngay tại trụ sở/chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng. Thường thì ngân hàng sẽ giải ngân tiền vay vào tài khoản của khách hàng hoặc giải ngân tiền cho bên thứ 3 tùy vào mục đích sử dụng vốn của khách hàng.

 

Ngày giải ngân là gì

 

Ngày giải ngân chính là ngày ngân hàng chuyển tiền, cấp vốn cho khách hàng. Ngày này có thể trùng hoặc khác so với ngày ký hợp đồng tín dụng. Các trường hợp cấp hạn mức tín dụng cho mục đích kinh doanh, giải ngân nhiều lần thì thường ngày giải ngân sẽ khác so với ngày ký hợp đồng tín dụng.

 

2. Có bao nhiêu hình thức giải ngân

 

Để kiểm soát mục đích sử dụng vốn của khách hàng, giải ngân được phân ra làm nhiều loại:

 

  • Giải ngân theo món (giải ngân 1 lần)
  • Giải ngân từng lần
  • Giải ngân phong tỏa
  • Giải không phong tỏa
  • Giải ngân cho khách hàng
  • Giải ngân cho bên thứ 3

 

Giải ngân theo món 

 

Giải ngân theo món hay còn được gọi là giải ngân một lần. Theo đó toàn bộ số tiền vay vốn của khách hàng sẽ được giải ngân 1 lần, toàn bộ số tiền trên hợp đồng tín dụng của khách hàng.

 

Giải ngân từng lần là gì?

 

Giải ngân từng lần là hình thức chi nhỏ khoản vay của khách hàng và giải ngân vào các thời điểm khác nhau. Ví dụ như khách hàng vay 1 tỷ đồng mua nhà chung cư hình thành trong tương lai. Nhà chung cư hình thành trong tương lai sẽ đóng theo tiến độ vì vậy khoản vay của khách hàng cũng sẽ được giải ngân theo tiến độ đóng tiền của chủ đầu tư.

 

Giải ngân phong tỏa

 

Thường được áp dụng cho mục đích vay vốn để mua hàng hóa, sản phẩm, bất động sản, xe. Ngân hàng vẫn sẽ chuyển đúng số tiền khách hàng vay vốn vào tài khoản của người bán. Tuy nhiên số tiền này sẽ được phong tỏa tạm thời, khách hàng chưa thể chuyển khoản hay rút ra để sử dụng cho tới khi hoàn tất thủ tục mua bán hoàn tất.

 

Giải ngân phong tỏa nhằm mục đích kiểm soát đúng mục đích sử dụng vốn. Tránh trường hợp người bán và người mua câu kết với nhau để chiếm dụng vốn vay của ngân hàng. Ngoài ra trong quá trình làm thủ tục sang tên sổ đỏ hay giấy tờ mua bán xe thường xảy ra trục trặc dẫn tới việc mua bán không thể hoàn tất.

 

Giải ngân không phong tỏa

 

Giải ngân không phong tỏa là hình thức giải ngân vốn vay trực tiếp cho người vay hoặc cho bên thứ 3. Số tiền giải ngân có thể được rút ra hoặc chuyển khoản để sử dụng ngay.

 

Hình thức vay này thường được sử dụng cho mục đích vay tiêu dùng, vay kinh doanh, vay xây sửa nhà....

 

3. Quy trình giải ngân vốn

 

Giải ngân là bước quan trọng của quy trình vay vốn. Chỉ những khách hàng được ngân hàng đồng ý cấp tín dụng thì mới đi được đến bước này.

 

  • Bước 1: Đăng ký vay vốn tại ngân hàng

 

Tại bước này bạn sẽ trình bày nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay các điều kiện về tài chính....Nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị các hồ sơ cần thiết để vay vốn

 

  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ vay vốn

 

Bạn cần chuẩn bị tất cả các hồ sơ cần thiết và nộp lại cho ngân hàng. Lưu ý là không nên nộp lắt nhắt mỗi lần một ít hồ sơ. Bởi có những giấy tờ chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định và việc nộp rải rác hồ sơ sẽ khiến thời gian giải ngân của bạn bị kéo dài hơn.

 

  • Bước 3: Thẩm định

 

Tại bước này căn cứ thông tin khai báo cũng như hồ sơ bạn nộp ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định khả năng tài chính, mục đích sử dụng vốn vay cũng như tính chính xác của hồ sơ khách hàng cung cấp.

 

  • Bước 4: Phê duyệt khoản vay

 

Sau bước thẩm định, ngân hàng sẽ ra quyết định cho vay hoặc không cho vay và thông báo cho bạn về quyết định cuối cùng.

 

  • Bước 5: Giải ngân vốn vay

 

Đây là bước mà bạn sẽ ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng. Sau đó tùy vào điều khoản trong hợp đồng tín dụng ngân hàng sẽ giải ngân vốn vay cho khách hàng.

 

4. Hồ sơ giải ngân vốn

 

Khi giải ngân bạn cũng sẽ phải cung cấp hồ sơ đầy đủ cho ngân hàng bao gồm các giấy tờ như:

 

  • Chứng minh thư, sổ hộ khẩu bản chính để đối chiếu
  • Giấy tờ tài sản đảm bảo: Sổ đỏ/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/giấy tờ xe/sổ tiết kiệm
  • Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn: giấy tờ mua bán, giấy đặt cọc...

 

Ngân hàng sẽ đối chiếu những hồ sơ bạn mang tới có đúng với đăng ký vay vốn ban đầu không để giải ngân vốn vay.

 

5. Giải ngân vốn mấy bao lâu?

 

Quá trình giải ngân thường không mất quá nhiều thời gian. Nếu bạn mang đúng và đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu thì thường chỉ sau khoảng 1 tiếng là bạn có thể nhận được tiền giải ngân.

 

Tuy nhiên cũng không ít khách hàng gặp trục trặc ở khâu này do không giấy tờ không đầy đủ, mục đích sử dụng vốn vay không đúng theo đăng ký ban đầu. 

 

6. Phương thức giải ngân

 

Tùy vào mục đích sử dụng vốn vay mà bạn có thể được giải ngân tiền mặt hoặc chuyển khoản. 

 

Trường hợp phải giải ngân tiền mặt:​​​​​​

 

  • Người vay vốn dùng tiền vay để thanh toán cho bên thụ hưởng là cá nhân không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng
  • Người vay vốn đã sử dụng vốn tự có của mình để chi trả và thanh toán cho phương án sử dụng vốn đã được tổ chức tín dụng quyết định cho vay theo quy định của pháp luật.

 

Trường hợp giải ngân không dùng tiền mặt:

 

  • Người vay dùng tiền vay để chi trả, thanh toán cho những dịch vụ mà pháp luật quy định bắt buộc phải thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng
     
  • Người vay có tài khoản thanh toán tại các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Người vay tự bỏ vốn tự có để thanh toán cho các khoản chi phí trong phương án sử dụng vốn đã được ngân hàng phê duyệt.
     
  • Khách hàng trực tiếp thanh toán, chi trả tiền mua sản phẩm nông nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản từ cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, hộ kinh doanh và tổ hợp tác có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn để khách hàng thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, phù hợp với mục đích vay vốn ghi trong thỏa thuận cho vay.

 

Trường hợp được lựa chọn giải ngân tiền mặt hoặc chuyển khoản

 

  • Số tiền vay có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng 
  • Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng là tổ chức sử dụng vốn nhà nước được thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

 

7. Lưu ý khi làm thủ tục giải ngân

 

  • Đọc kỹ hợp đồng tín dụng, thông báo cho vay, điều kiện giải ngân. Thường thì bạn sẽ không thể thay đổi điều khoản giải ngân của ngân hàng. Tuy nhiên việc đọc kỹ thông tin sẽ giúp bạn nắm bắt được điều khoản, chi phí, thay đổi lãi suất mà mình phải chịu trong suốt quá trình vay vốn.
  • Có bất kỳ thắc mắc nào thì bạn nên hỏi ngay bên ngân hàng. Một khi đã ký hợp đồng tín dụng và nhận tiền giải ngân thì sẽ không còn cơ hội thay đổi nữa
  • Để quá trình giải ngân được nhanh bạn nên chuẩn bị tất cả hồ sơ, thủ tục theo yêu cầu của ngân hàng.
  • Nếu đọc điều khoản hợp đồng vay vốn thấy có nhiều điểm bất lợi cho mình bạn hoàn toàn có quyền từ chối giải ngân và không ký hợp đồng tín dụng.

 

Với những thông tin trên thì giờ bạn đã hiểu giải ngân là gì? và các phương thức giải ngân hiện đang được áp dụng phổ biến nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết về lãi suất vay ngân hàng nào thấp nhất hiện nay vui lòng liên hệ Topbank theo số hotline (024) 3 7822 888

Thị trường ngân hàng

Tư vấn khoản vay

Bạn đang có nhu cầu vay mua nhà/xe/ vay tín chấp trả góp? Vui lòng điền các thông tin bên dưới để Topbank.vn liên hệ tư vấn cho bạn những vay ưu đãi với thời gian sớm nhất!

Bài viết được quan tâm

Chủ đề được quan tâm

Lãi suất ngân hàng

Ngân hàng tiêu biểu

Bài viết liên quan

Chat với Topbank.vn